TRUNG TÂM ĐÀO TẠO ÂM NHẠC MAGIC MUSIC

Chủ Nhật, 31 tháng 5, 2015

Hướng dẫn cách bảo quản đàn piano


Hướng dẫn cách bảo quản đàn piano 

Vị trí đặt đàn piano cũng rất quan trọng , nó giúp tăng tuổi thọ cho cây đàn của bạn. Nếu không hạn chế về không gian, bạn nên xem xét một vài yếu tố sau sẽ giúp bạn lựa chọn nơi đặt đàn piano phù hợp và cho âm thanh hay nhất.

Học đàn piano - cách bảo quản đàn piano 

Tránh cửa sổ: những cánh cửa sổ có thể là tác nhân ảnh hưởng xấu đến quá trình bảo quản đàn . Vì đây là nơi thường xảy ra sự thay đổi nhiệt độ đột ngột nhất.Nếu phải đặt piano ở gần cửa sổ, bạn nên sử dụng một tấm màn dày để che ánh nắng chiếu trực tiếp vào đàn và phải đóng kín cửa , không cho nước mưa tạt vào đàn piano .

Không nên đặt đàn quá sát vào tường: Khi đặt đàn, chú ý tạo một khoảng trống phía sau. Vì nếu đàn quá áp sát vào tường sẽ không đảm bảo sự thông thoáng , nó sẽ làm cho hơi ẩm ngưng tụ phía sau tấm phát tiếng và hạn chế độ vang của đàn . Ngoài ra, piano đặt sát tường sẽ tạo điều kiện cho chuột, bọ, gián … chui vào làm tổ gây hại cho đàn.

***Khoảng cách tốt nhất giữa đàn và tường là không dưới 10 cm (đối với đàn Upright Piano), không dưới 30 cm (đối với đàn Grand Piano ).

Tránh các thiết bị tỏa nhiệt: Không đặt đàn piano ở những nơi có nguồn nhiệt tỏa ra quá lớn như tủ lạnh, lò sưởi, … hoặc các thiết bị điện có thể tỏa nhiệt

Vị trí đặt đàn tốt nhất là những khu vực trung tâm nhà và không bị cái yếu tố thời tiết làm ảnh hưởng

Chú ý : Tránh bố trí các đồ dùng có thể hạn chế âm thanh

- Quá nhiều màn cửa sẽ hút âm, làm cho âm thanh không vang

- Phòng của bạn có tiếng vong lại khi nói sẽ tạo ra âm thanh vang bị dội lại hoặc có tạp âm

Nếu cấu trúc ngôi nhà của bạn làm tiếng đàn bị quá vang hay dội thì bạn có thể hạn chế bằng cách sử dụng một tám thảm mút lót phía dưới đàn.

** Bài viết liên quan:

- Cách lựa chọn đàn Piano tốt nhất
- Lịch sử ra đời của đàn piano đầu tiên trên thế giới
- Những phương pháp học piano hiệu quả nhất bạn cần biết

Tags: học piano, hoc piano, hoc dan piano

Thứ Sáu, 29 tháng 5, 2015

Cơ chế hoạt động của đàn piano acoustic hiện nay

Cơ chế hoạt động của đàn piano acoustic hiện nay

Hiểu một cách cơ bản nhất thì khi tay ta tác động một lực đè phím đàn xuống, thì bên trong trục đứng sẽ được đẩy lên khiến búa gõ vào dây dàn. Cùng thời điểm này thì bộ phận phím chặn âm sẽ được nâng lên khỏi dây đàn để dây đàn có thể rung tạo ra âm thanh.

 Điều này được thể hiện thông qua biểu đồ sau đây: Sơ đồ thứ tự cơ chế hoạt động của đàn piano 




Mỗi phím đàn (1) là một đòn bẩy, có điểm tựa ở một trục thăng bằng (2). Khi người chơi nhấn một phím đàn xuống, phần đuôi đòn bẩy được nâng lên khiến trục đứng (3) đẩy khớp nối (4) một đầu được giữ chặt lên. Đầu tự do của khớp nối kéo theo chi tiết hình chữ L được gọi là đòn bẩy thoát (5) (escapement lever) và đòn bẩy lặp (9) (repetition lever).

Đòn bẩy thoát đẩy con lăn (6), một cuộn nỉ được gắn chặn vào cán búa (7), đẩy đầu búa lên cao. Đòn bẩy thoát dừng lại khi mà phần đuôi nhô ra của nó chạm vào nút chỉnh (8). Đầu búa rời khỏi đòn bẩy thoát và gõ vào dây đàn. Đòn bẩy lặp cũng được nâng lên, nhưng chỉ tới khi khi đòn bẩy thoát vượt qua nó và chạm vào chiếc ốc rơi (10). Đòn bẩy lặp giữ nguyên vị trí này cho đến lúc phím đàn được thả ra.

Sau đó búa rơi một nửa đường về vị trí cũ. Nó bị chặn lại bởi con lăn và chạm vào đòn bẩy lặp đang ở vị trí được nâng lên cao. Đòn bẩy thoát vì vậy có thể trượt phía dưới cán búa vẫn đang được nâng lên một nửa để trở về vị trí ban đầu của nó. Trong lúc đó, búa kiểm tra (11) ngăn đầu búa gõ lại vào dây đàn.

Nếu phím đàn được thả ra một phần, búa gõ thoát khỏi búa kiểm tra trong khi đòn bẩy vẫn giữ nguyên ở trạng thái nâng lên. Nếu người chơi lại ấn phím đàn này xuống, đòn bẩy thoát có thể một lần nữa đẩy con lăn và làm cho đầu búa nâng lên, gõ vào dây đàn. (Hệ thống này cho phép sự lặp lại liên tục của một nốt trước khi phím đàn và chiếc búa kịp quay trở về vị trí ban đầu của chúng. Đây là một cải tiến quan trọng so với cơ cấu đơn giản của thời kỳ đầu.)

Trong lúc này, phần đuôi của phím đàn đẩy phím chặn tiếng (12) lên phía trên, nâng nó lên khỏi dây đàn. Khi mà phím đàn đã được thả lỏng một phần nào, phím chặn tiếng rơi ngược lại lên dây đàn làm tắt tiếng đàn.

Khi phím đàn được thả ra hoàn toàn, toàn bộ cơ cấu lại trở về vị trí đầu tiên nhờ trọng lực. Không giống với những chiếc grand piano, vertical piano không thể dựa vào trọng lực để buộc mọi thứ trở về vị trí ban đầu. Ở grand piano, các bộ phận đặt nằm ngang trên phím đàn, còn với vertical piano thì bộ cơ lại được xếp gần vuông góc. Vì không thể chỉ dựa vào trọng lực nên nó dùng thêm các loại dây và những băng vải nhỏ để kéo các phần của bộ cơ trở về vị trí cũ.

Trên đây là cơ chế hoạt động của đàn piano acoustic hiện nay!

 *** Bài viết liên quan:

- Những lý do bạn nên học đàn piano 
- Hướng dẫn học đánh đàn piano cơ bản tại nhà
- Hướng dẫn học đàn piano cho người mới bắt đầu

Tags: học piano, hoc piano, hoc dan piano, cấu tạo đàn piano, cau tao cua dan piano 

Thứ Năm, 28 tháng 5, 2015

Học đàn piano - cấu trúc của cây đàn piano

Học đàn piano - cấu trúc của cây đàn piano 

Hiểu rõ cấu trúc vận hành của đàn piano giúp bạn sử dụng và bảo quản cây đàn tốt hơn, qua đó tăng tuổi thọ, độ bền tối ưu cho cây piano của mình.

Trải qua một quá trình dài hình thành và phát triển, đến ngày nay nhờ những cải tiến về mặt kỹ thuật cũng như khoa học, cây đàn piano đã được cải tiến và thay đổi rất nhiều so với những ngày đầu tiên. Và tất nhiên những cải tiến này chỉ nhằm một mục đích duy nhất đó là làm cho cây đàn trở nên hay và chất lượng, độ bền tốt hơn.

Cấu trúc của một cây đàn piano acoustic hiện nay:

Một cây đàn piano hiện đại ngày nay bao gồm 6 bộ phận chính dưới đây:

học đàn piano - cấu trúc của cây đàn piano
1. Khung đàn (Frame): 

Chất liệu làm khung đàn thường được sử dụng nhất đó là sắt, ở phần rìa phía sau có gắn thanh chốt lên dây để cố định một đầu dây đàn. Ở phần rìa phía trước là một tấm khóa lên dây, bao gồm nhiều chốt lên dây (bạn có thể mở nắp những cây đàn grand piano lên là sẽ thấy, hoặc mở nắp thùng phía trước của cây đàn upright piano) là nơi các kỹ thuật viên thường điều chỉnh, canh dây cho cây đàn của bạn mỗi khi cần. Đầu còn lại của dây đàn sẽ được quấn quanh các chốt lên dây này, và qua việc vặn các chốt lên dây này, kỹ thuật viên sẽ căng dây đàn của bạn sao cho đúng cao độ của nốt.

2. Bảng cộng hưởng (Soundboard): 

Đây là thành phần được nhiều người biết đến của một cây đàn piano. Nó được đánh giá là những thành phần quan trọng nhất của cây đàn, làm nên chất lượng âm thanh của cây đàn bạn. Thông thường chất liệu gỗ để làm soundboard là gỗ vân sam, được để lâu năm.

3. Dây đàn (String): 

Dây đàn piano được làm bằng thép, có độ dài và độ dày tăng dần lên theo cao độ giảm dần. Những nốt cao thường được sử dụng 2 hoặc 3 dây đàn có độ cao như nhau, những nốt thấp hơn chỉ sử dụng một dây thép độc lập có kích thước lớn hơn và những dây này thường sẽ nặng hơn bởi có thêm một lớp đồng cuộn xung quanh dây.

4. Bộ máy đàn (Action): 

Bộ máy của đàn piano acoustic bao gồm tất cả những bộ phận khiến đầu búa chuyển động để đánh vào dây đàn. Bộ phận mà bạn có thể thấy dễ nhất là bàn phím nơi tay người chơi tác động vào qua đó điều khiển búa đánh vào dây thép của đàn. Các phím đàn được làm bằng gỗ, phía trên có thêm 1 lớp sơn hoặc một lớp nhựa đen hoặc trắng tùy theo màu sắc phím đàn.

5. Hệ thống bàn đạp (pedals): 

Bất cứ cây đàn piano nào cũng bao gồm pedal bên dưới cây đàn. Thông thường những cây piano sẽ có từ 2-3 pedal tùy theo thời điểm cũng như kiểu sản xuất của từng cây đàn và nhà sản xuất cụ thể. Với pedal bên tay phải (damper pedal) đây là loại pedal được sử dụng nhiều nhất, với chức năng tạo ra âm thanh ngân vang ngay cả khi tay bạn đã buông khỏi phím đàn thông qua việc giữ "bàn phím chặn âm" tách khỏi dây đàn, cho phép dây đàn rung một thời gian dài. Pedal giảm âm (phía bên trái – còn gọi là una corda) làm giảm một nửa khoảng cách giữa đầu búa và dây đàn, hoặc là chuyển vị trí của đầu búa một chút sang bên cạnh, khiến đầu búa chỉ chạm vào một dây đàn thay vì 2 hay 3 dây như bình thường, làm giảm cường độ âm thanh. Có những cây đàn piano có thêm pedal thứ 3, pedal duy trì (sustaining pedal). Pedal này không giữ toàn bộ bàn phím chặn âm. Khi phím đàn được nhấn xuống, phím chặn âm tương ứng của nốt đó sẽ được nâng lên, pedal duy trì sẽ chỉ giữ riêng biệt phím chặn âm này và không ảnh hưởng tới các phím chặn âm khác. Việc sử dụng những chiếc pedal này có khả năng tạo ra những thay đổi âm thanh tinh tế. Phần lớn những cây vertical piano thay Pedal duy trì bằng pedal tập luyện (pratise pedal) có tác dụng đặt tấm nỉ vào giữa đầu búa và dây, tạo ra âm thanh rất nhỏ.

6. Hộp đàn (Case): 

Đây là thành phần đóng vai trò tạo nên hình dáng của cây đàn piano, giúp bạn phân biệt được upright piano (piano đứng) và grand piano (piano nằm). Trong khi các loại piano đứng có kiểu dáng tương đối giống nhau với chiều cao phổ biến từ 121-131 cm thì các loại đàn grand piano thường có chiều dài từ 1,5 mét đối với các loại baby grand piano và lên đến 2,7-3 mét đối với các loại sử dụng trong các buổi hòa nhạc, biểu diễn.

 *** Bài viết liên quan:

- Hướng dẫn học đánh đàn piano cơ bản tại nhà
- Hướng dẫn học đàn piano cho người mới bắt đầu
- Hướng dẫn cách luyện ngón khi chơi đàn piano

Tags: học piano, hoc piano, hoc dan piano, cấu tạo đàn piano, cau tao cua dan piano 

Thứ Tư, 27 tháng 5, 2015

Học piano - Chọn mua đàn piano cũ những điều cần chú ý

Học piano - Chọn mua đàn piano cũ những điều cần chú ý


hoc dan piano - chú ý khi chọn mua đàn piano cũ

Không nên lệ thuộc vào số seri:

Có nhiều người cho rằng:

 -Piano sản xuất vào năm nào? Số seri không mới!

Đây là một sai lầm lớn!

Piano cũng thế, cây Piano mà người chuyên nghiệp đánh, cây Piano sử dụng ở trường nhạc, cây Piano mà người sinh viên đánh thì mau hao mòn hơn, bởi vì đến lúc đàn sắp hư nhiều rồi, nên mua mới đổi cũ, người ta thu lại, và thế là xuất hiện đàn cũ.

Hơn nữa, nếu là những cây Piano của các hãng sản xuất hàng loạt như tôi đã trình bày ở trên về việc xử lý hóa, giảm giá thành thì mau hư hơn. Còn những cây Piano sản xuất trước đây được 35-40 năm tính tới thời điểm hiện tại có nguyên liệu gỗ rất tốt, âm sắc hay, và giữ được lâu dài.
(Chẳng hạn như đàn Piano hiệu Steinway có thể giữ hơn 200 năm, cây đàn 50 năm vẫn còn là mới nên giá khá mắc)

Tình trạng búa đàn:

Búa đàn làm bằng lông cừu có hình quả trứng đánh vào dây làm phát ra âm thanh. Búa đàn là bộ phận cực kỳ quan trọng. Búa sử dụng nhiều thì ở đầu búa sẽ in sâu vết hằn của dây đàn do búa tiếp xúc với dây quá nhều. Người ta phải mài búa (Filring – dùng giấy nhám mài búa cho tròn lại hình quả trứng) và chỉnh búa về hình dạng nguyên thủy. Trong khi đó, nếu búa đã phải mài nhiều lần trong quá khứ thì độ lớn búa bị thu nhỏ lại. Ta có thể nhận thấy được. Dấu tích của dây đàn ăn sâu vào đầu búa trở thành đường rãnh,. Có tiệm Piano cứ để búa nguyên như thế mà bán, tốt hơn không nên chọn tiệm này (đây là tiệm thiếu kỹ thuật và kiến thức về Piano)

Dây đàn và trục lên dây (tuning pin):

Dây đàn được quấn chặt vào trục (pin) nên người ta gọi đó là tuning pin. Đúng với tên của nó, khi lên dây (chỉnh âm thanh đúng độ cao) thì xoay trục này bằng dụng cụ chỉnh dây cho cường độ âm thanh đúng.

Bản phát âm (sound-board) và trụ chống:

Việc xem mặt sau của Piano rất cần thiết. Bản phát âm vì trải qua nhiều năm nên thường chuyển thành màu đỏ. Đàn cũ thì không cần phải xem màu, mà nên xem có rạn nứt hay không.

Rạn nứt là vết thương quan trọng của bản phát âm, làm âm thanh không thể vang được.

Trụ chống làm bằng gỗ vững chắc, ta nên xem có bị mốc bám không.

Bàn phím:

Nắm bàn phím bằng ngón trỏ và ngón cái, lắc qua phải qua trái, chuyển động một đôi chút là bình thường. Trường hợp chuyển động thành cụm nhiều là do nỉ (nỉ ngăn chặn tạp âm) ở dưới mặt bàn phím đã mòn và cần phải được thay dán mới lại.

Nỉ giảm âm thanh: Trường hợp đàn Upright, khi đạp pedal giữa thì miếng dạ giảm âm thanh sẽ được kéo xuống vào khoảng cách giữa búa và dây. Cái dạ này có chức năng giảm âm. Ở đàn cũ xưa thì nỉ này chuyển màu hơi đỏ và hơi cứng.

Một số tiệm bán đàn có lương tâm họ thay bằng nỉ mới trắng toát.

Có thể mở nắp trên của đàn sẽ thấy ngay.

Âm sắc và cảm nhận phím đàn:

Các bạn hãy lựa chọn âm thanh theo ý thích của mình.

 *** Bài viết liên quan:

- Hướng dẫn cách tự học đàn piano dễ dàng và nhanh nhất
- Hướng dẫn học đàn piano cho người mới bắt đầu
- Lý do bạn nên cho trẻ học chơi đàn piano sớm

Tags: Học đàn piano, học piano, cách chọn đàn piano, chú ý khi chọn đàn piano cũ, chú ý khi chọn mua đàn piano

Thứ Ba, 26 tháng 5, 2015

Cách lựa chọn đàn Piano tốt nhất

Cách lựa chọn đàn Piano tốt nhất

Bạn muốn mua cho mình, mua cho con bạn một cây đàn piano để học đàn nhung bạn băn khoăn chưa biết cách chọn mua và những tiêu trí để mua được cây đàn piano tốt nhất. Dưới đây chúng tôi xin tổng hợp những cách chọn đàn piano tốt nhất

Piano có 88 phím thể hiện âm vực của đàn.Trong các loại nhạc cụ thì Piano là nhạc cụ có âm vực rộng nhất.hay nói cáh khác Piano còn được gọi là ”đàn Vua” của các loại đàn.Piano được truyền tụng bởi 3 đại diện,tất cả đều hình thành và phát triển ở Châu Âu, quê hương của cây đàn Piano cho đến ngày nay…

Đó là 3 công ty: STEINWAY & SONS ( ở NEW YORK – MỸ, ở HAMBURG – ĐỨC), BOSENDORFER ( ở VIENNA – AÓ), BECHSTEIN ( ở BERLIN – ĐỨC). Những hãng này cung cấp Piano rất mắc so với những hãng khác, nhưng cách chế tạo với số lượng nhỏ, hiện tại đã được cải thiện rất nhiều do máy móc phát triển.Thế nhưng, cách chế tạo Piano của những hãng  này hiện vẫn rất công phu và tinh tế không khác nhiều ngày xưa. Piano được chế tạo bằng tay bởi đội ngũ kỹ thuật viên lão luyện lành nghề.Vì thế Piano do những hãng này sản xuất được xem là niềm tự hào của thế giới. Từ đó mà những cây đàn làm ra có những âm sắc huy hoàng mang tính riêng biệt.

Tiêu chí chọn đàn piano :

1.Dựa vào vị trí các thương hiệu piano được thị trường đánh giá :

Trong lãnh vực acoustic piano, có thể nói thương hiệu chính là phẩm chất và đẳng cấp của sản phẩm. Ai cũng biết thương hiêu của một nhà sản xuất không phải do chính họ tự ban tặng cho mình, nhưng do sự đánh giá của khách hàng sau quá trình sử dụng sản phẩm. Acoustic piano là một nhạc cụ có quá trình hình thành từ lâu đời và đã phát triển đến mức độ hoàn hảo để không còn có thể thêm bớt bất cứ chi tiết nào trong cấu trúc cơ bản của nó. Đàng khác, hơn 70% các chi tiết sản phẩm không thể lắp ráp bằng máy mà phải dựa vào bàn tay khéo léo của những nghệ nhân và thợ thủ công . Hơn nữa, nó là một sản phẩm để biểu diễn trước công chúng , chỉ một sự cố nhỏ cũng phá hỏng tác phẩm âm nhạc cũng đồng nghĩa với uy tín của thương hiệu piano bị suy giảm. Vì vậy, các nhà sản xuất không ngừng nỗ lực củng cố chất lượng sản phẩm mang thương hiệu của mình. Dựa trên định vị thương hiệu để chọn lựa không chỉ là một giải pháp an toàn để có được chất lượng tương xứng với khoản đầu tư mà còn nói lên đẳng cấp và kiến thức của người mua sắm. Dựa vào nhiều tiêu chí khác nhau như mức giá sản phẩm, qui mô sản xuất , mức độ nhận biết của khách hàng, tuổi đời, truyền thống …, hiện nay, các thương hiệu Acoustic Piano được thị trường định vị theo tam giác dưới đây :


hoc dan piano - Tháp định vị cách lựa chọn đàn piano

ĐỈNH CAO NHẤT (TOP-HIGH) : Steinway & Sons ( Đức )

Steinway là một tên tuổi lớn không thể phủ nhận trong lãnh vực piano. Từ cây đàn piano đầu tiên được Heinrich Engelhard Steinway làm ra năm 1836 cho đến nay, thương hiệu này luôn luôn chiếm lĩnh trái tim của những người yêu mến nghệ thuật biểt diễn piano. 98% nghệ sĩ lừng danh chọn Steinway để biểu diễn và 95% nhà hát nổi tiếng trên thế giới đều sở hữu tối thiểu một cây đàn Steinway.

– Đó là vì trong thời gian trên một thế kỷ rưỡi, tất cả những sáng chế của Steinway đã đóng góp cho sự phát triển và hoàn thiện cây đàn piano. Steinway luôn là mẫu mực để các nhà sản xuất khác noi theo.
– Người ta hỏi nhau: “Có cái gì đó trong công nghệ của Steinway mà lại hấp dẫn các nghệ sĩ đến như vậy?” Và người ta đã mổ xẻ, tháo tung những cây đàn Steinway để làm một cuộc nghiên cứu khoa học. Người ta muốn tạo nên một phiên bản tương đương hoặc hay hơn Steinway.

– Thế nhưng khi tất cả các số liệu và công nghệ đã sáng tỏ, một cây piano mới được hình thành theo đúng những số liệu cân, đong, đo, đếm từ cây Steinway :thất bại, người ta đã không thể có được tiếng đàn Steinway mà các nghệ sĩ yêu mến. Đó là những bí ẩn của những cây đàn Steinway, những “cây đàn hay nhất thế giới”(M.Rubinstein)

ĐỈNH CAO (TOP) : Bosendofer (Áo), Fazioli (Ý)

– Các nhà sản xuất này hiện thời chỉ sản xuất cầm chừng theo đơn đặt hàng mỗi năm chừng một vài chục cây đàn piano theo kiểu boutique factory ( nhà xưởng cửa hiệu ). Hơn nữa hầu như nó đã bị các công ty khác mua lại chủ yếu là khai thác giá trị thương hiệu lâu đời của nó. Thí dụ : Yamaha hiện là chủ sở hữu của Bosend-ofer…

CẬN KỀ ĐỈNH CAO (TOP-LOW):

Boston, Shigeru Kawai, Schimmel và một số nhãn hiệu Âu Mĩ

– Trong những năm gần đây Steinway & Sons thiết kế và phát triển thêm thương hiệu Boston với 29 phần cấu trúc căn bản quan trọng như máy, soundboard…là của chính Steinway. Người mua Boston còn được Steinway cam kết: trong 5 năm nếu muốn đổi lấy cây grand piano Steinway, họ sẽ nhận được một tài khoản bằng tiền bằng giá trị lúc mua Boston.
– Kawai với dòng sản phẩm Shigeru do các nghệ nhân truyền thống lâu đời của Kawai chế tạo là niềm kiêu hãnh không chỉ riêng cho Kawai mà cho cả nước Nhật.
– Những thương hiệu khác như Schimmel ( Đức ) và một số thương hiệu Âu Mỹ khác hiện nay số lượng sản xuất rất hạn chế do giá thành quá cao trong khi chất lượng không vượt trội hơn Boston và Shigeru Kawai.

CÁC NHÃN HIỆU TRUNG BÌNH:

TRUNG BÌNH CAO (MIDLE-HIGH) :Essex và một số loại Kawai RX
– Tương tự như trường hợp của Boston, Essex là một thương hiệu trong gia đình Steinway với 19 thành phần cấu trúc căn bản quan trọng lấy từ Steinway.Stein-way cũng đưa ra cam kết với khách hàng Essex giống như với khách hàng Boston.

– Kawai cũng giới thiệu dòng sản phẩm cao cấp thứ nhì của mình là các model RX. Các model này cũng rất được giới trung lưu tại Nhật và Âu Mỹ yêu thích vì giá thành rẻ hơn các thương hiệu Top-Low Âu Mỹ nhưng chất lượng âm thanh rất hay và cảm giác phím rất tinh tế.

TRUNG BÌNH (MIDLE) : Kawai, Yamaha

– Từ những năm 1970, Kawai và Yamaha đã giới thiệu ra thị trường những model phổ thong có mẫu mã đẹp. chất lượng tốt với giá cả “phải chăng”. Nhờ vậy, những gia đình trung lưu tại châu Á thời ấy giờ đã có thể sở hữu một ây piano tại nhà.
– Gần giống như thị trường xe hơi, những sản phẩm Nhật Bản mau chóng gia nhập thị trường và trở thành đối thủ cạnh tranh đầy năng lực với các sản phẩm Âu Mỹ. Có thể sự xuất hiện những sản phẩm piano phổ thông của Kawai và Yamaha đã làm phá sản hàng trăm nhà sản xuất piano nhỏ tại Âu Mỹ.

TRUNG BÌNH THẤP (MIDLE-LOW):

Ritmuller, Young Chang, Samick, Pearl River
– Từ vài thập niên gần đây, chúng ta chứng kiến sự trỗi dậy của châu Á. Trước tiên là Hàn Quốc và mạnh mẽ nhất trong hai thập kỷ gần đây nhất là Trung Quốc. Chất lượng của những thương hiệu này không hề thua kém các sản phẩm liền kề bên trên (midle), nhưng tuổi đời của các thương hiệu vẫn còn non trẻ nên chưa đủ thời gian để ghi dấu ấn vào tâm trí khách hàng.
– Trong số các thương hiệu này, Ritmuller xem chừng có vẻ nổi bật và hứa hẹn nhiều sự cạnh tranh khốc liệt với những sản phẩm phổ thông của Nhật. Bốn yếu tố khiến cho các thương hiệu bên trên phải dè chừng đó là vì:
(1) Ritmuller là một trong những thương hiệu uy tín lâu đời của Đức ( từ năm 1795).
(2) Hiện nay Ritmuller vẫn đang được một bậc thầy nổi tiếng về thiết kế piano chăm sóc, ông Lothar Thomma, người Đức.
(3) Ritmuller được sản xuất từ một trong các nhà máy lớn nhất thế giới là Pearl River đặt tại Quangzhou được quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO-9001.
(4) Giá nhân công chưa cao nên giá của sản phẩm rất cạnh tranh.
+ Young Chang và Samick có mẫu mã và chất lượng không thua kém các sản phẩm phổ thông của Nhật Bản. Tuy nhiên hiện nay, nhân công và đời sống tại Hàn Quốc trở lên đắt đỏ đã kéo giá những sản phẩm lên cao gần bằng các sản phẩm làm tại Nhật. Vì vậy, khách hàng sẵn sàng trả cao hơn một chút để sở hữu sản phẩm Nhật Bản.

CÁC NHÃN HIỆU CẤP THẤP Thấp-Cao (Low-High):

Các nhãn hiệu Trung Quốc chất lượng hạng hai ( second quality ) như Shang-hai…

– Ngày nay người ta thường nói Trung Quốc là “công xưởng của thế giới”. Với lợi thế nhân công giá rẻ, nhiu nhà sản xuất lừng danh trên thế giới đã thuê các nhà máy Trung Quốc gia công theo tiêu chuẩn của họ. Nhờ vậy, Trung Quốc đã tiếp thu được những công nghệ hiện đại của thế giới. Tuy nhiên để có được thương hiệu uy tín Trung Quốc còn cần một thời gian rất dài nữa. Và người ta thường gọi đó là những sản phẩm Trung
Quốc chất lượng hạng hai.

– Đó là những sản phẩm mang thương hiệu Trung Quốc như Shanghai… Chất lượng sản phẩm chấp nhận được, tuy nhiên việc quản lý chất lượng chưa thể tạo nên độ tin cậy như những thương hiệu uy tín của thế giới ( cho dù sản phẩm của những thương hiệu này được sản xuất ngay tại chính những nhà máy Trung Quốc).
THẤP ( Low ) : Piano cũ tân trang ( Second hand piano )

– Để khuyến khích việc sản xuất và cải tiến, các sản phẩm thường chỉ được dùng trong một thời gian nhất định, sau đó người ta loại ra để mua sắm mới. Đặc biệt đối với piano, các dịch vụ bảo trì tại Âu Mỹ và Nhật Bản là những khoản không nhỏ. Tại Nhật, mỗi năm các trường Yamaha và Kawai đều ra loại ra vài trăm cây đàn cũ để thay thế bằng đàn mới. Điều này đem lại hai lợi ích : trước tiên là học sinh luôn được tập trên những cây đàn mới, thứ hai là chi phí bảo trì cho số đàn cũ tương đương với mua sắm số đàn mới. Ngoài ra, xu hướng tiêu dung cũng luôn nâng cao theo mức sống của dân chúng: người ta loại đàn cũ ra để sắm cây đàn cao cấp và đắt tiền hơn.

– Giá của những cây đàn cũ bị loại ra thường rất rẻ chủ yếu là chi phí thu gom và vận chuyển. Trong khi đó, có rất nhiều cây bị loại ra vẫn còn trong tình trạng tốt. Thế là hình thành một công nghệ tân trang đàn piano để bán cho các nước chưa hoặc đang phát triển, nơi mà đời sống dân chúng chưa cao. – Cho dù đó là một cây Boston hay Schimmel, Kawai hay Yamaha…. Cho dù chất lượng còn tốt với nước sơn đẹp…., thì những loại đàn tân trang hay ta quen gọi là second hand đều mang một thương hiệu chung trong tâm trí khách hàng là second hand.

2.Dựa trên mục đích sử dụng và sự hài hòa trong nội thất

– Mỗi model piano của mỗi nhãn hiệu có kiểu dáng, kích thước và màu sắc khác nhau. Chúng ta cần phải xác định mục đích sử dụng và vị trí sẽ đặt nó để chọn một model phù hợp nhất.

– Có hai loại piano: loại đứng (upright) và loại nằm (grand piano). Loại đứng được thiết kế đểđặt trong căn phòng có kích thước nhỏ. Với những căn phòng rộng rãi như phòng khách của những căn biệt thự, người ta thường đặt cây grand piano.

– Đối với các phòng hòa nhạc, sân khấu, các sảnh lớn của khách sạn, cây grand piano là phù hợp nhất. Grand piano là cây đàn để biểu diễn, vì vậy đối với các sinh viên chuyên về piano, không gì tốt hơn là tập luyện trên chính nó. Tuy nhiên, nếu vì nội thất nhỏ hẹp, có thể thay thế bằng loại đàn đứng có kích thước cao nhất.
– Ngoài ra chúng ta cần chú trọng đến màu sơn của tường, phong cách và các thiết bị sẵn có trong phòng để chọn một model có kiểu dáng và màu sắc phù hợp. Chọn lựa Piano dựa trên mục đích sử dụng sự hài hòa trong nội thất Tùy vào mục đích sử dụng và nội thất mà ta có thể lựa chọn cây đàn piano phù hợp nhất.
• Mỗi model piano của mỗi nhãn hiệu có kiểu dáng, kích thước và màu sắc khác nhau. Chúng ta cần phải xác định mục đích sử dụng và vị trí sẽ đặt nó để chọn một model phù hợp nhất.
• Có hai loại piano : loại đứng (upright) và loại nằm (grand piano). Loại đứng được thiết kế để đặt trong căn phòng có kích thước nhỏ . Với những căn phòng rộng rãi như phòng khách của những căn biệt thự , người ta thường đặt cây grand piano.
• Đối với các phòng hòa nhạc, sân khấu, các sảnh lớn của khách sạn, cây grand piano là phù hợp nhất . Grand piano là cây đàn để biểu diễn , vì vậy đối với các sinh viên chuyên về piano , không gì tốt hơn là tập luyện trên chính nó . Tuy nhiên, nếu vì nội thất nhỏ hẹp, có thể thay thế bằng loại đàn đứng có kích thước cao nhất.
• Ngoài ra chúng ta cần chú trọng đến màu sơn của tường, phong cách và các thiết bị sẵn có trong phòng để chọn một model có kiểu dáng và màu sắc phù hợp.

3.Dựa theo sự đăng ký bảo hành với nhà sản xuất 

SỰ HIỂU LẦM VỀ GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ ( CERTIFICATE OF ORIGIN – CO ):

• Thói quen không cần thiết : Có lẽ xã hội chúng ta hiện nay xuất hiện quá nhiều gian dối, thế nên có rất nhiều khách hàng muốn được cung cấp giấy chứng nhận xuất xứ mà ta thường gọi tắt là Xiô ( CO). Thực ra CO do cơ quan thương mại nhà nước của nhà cung cấp khi xuất khẩu. Nó chỉ có giá trị khai báo hải quan xác định thuế suất nhập khẩu có được ưu đãi hay không chứ không ăn nhập gì đến thương hiệu và chất lượng sản phẩm.
• Một sàn phẩm second hand vẫn có CO là sản xuất từ Nhật, từ Đức trong khi chất lượng của nó là chất lượng đã qua sử dụng không biết bao nhiêu năm. Về việc này, có lẽ người bán hàng thường hay lập lờ muốn lấy thương hiệu quốc gia Nhật, Đức … để củng cố niềm tin của khách hàng vào sản phẩm đã qua sử dụng.

ĐĂNG KÝ BẢO HÀNH VỚI NHÀ SẢN XUẤT (WARRANTY CARD)

• Đàn piano là một khoảng đầu tư tuy không lớn, nhưng cũng không quá nhỏ. Vì vậy, để an tâm mình đã mua đúng hàng của chính hãng (thương hiệu) và an toàn khi sử dụng, chúng ta cần có sự đảm bảo về chất lượng.
• Đăng kí bảo hành với chính nhà sản xuất là cơ sở để chúng ta yên tâm về chất lượng sản phẩm. Chỉ có những nhà phân phối và đại lý chính thức của một thương hiệu mới có thể cung cấp cho chúng ta những thủ tục bảo hành này.
• Thủ tục bảo hành chỉ được cung cấp cho khách hàng đầu tiên sở hữu sản phẩm ( original buyer ). Thường thì các nhà sản xuất quy định: một khi sản phẩm được khách hàng đầu tiên bán lại cho người khác thì việc bảo hành lập tức hết hiệu lực. Quy định này là một đảm bảo để chúng ta yên tâm mua không nhầm sản phẩm tân trang.
• Đăng ký bảo hành: thường thì giấy bảo hành có phần đăng ký khách hàng đầu tiên được gửi về chính hãng. Nhờ vậy, chúng ta hoàn toàn có thể loại bỏ những trường hợp hàng gian, hàng giả và tân trang. Chính hãng sẽ phát hiện các trường hợp nêu trên và thông báo cho chúng ta (hoặc tư động phần đăng ký sẽ bị nhà sản xuất từ chối và trả và trả về theo đường bưu điện trong trường hợp chúng ta không phải là khách hàng đầu tiên).

4.Dựa theo tai nghe..tiếng phát ra từ chính chiếc đàn piano mà bạn chọn

Đánh giá đàn Piano dựa trên thực tế phẩm chất của cây đàn đòi hỏi khá nhiều chuyên môn của người mua đàn.
• “Còn nguyên đai nguyên kiện”, rào cản để chọn tiếng đàn theo ý muốn: Trong thời buổi mà những sản phẩm nhái tràn ngập thị trường, những hàng tân trang lẫn lộn với hàng mới, để tự bảo vệ mình, người ta thường đòi hỏi hàng còn nguyên đai nguyên kiện. Điền này cực kỳ cần thiết, đặc biệt đối với sản phẩm điện tử. Tuy nhiên, đối với các sản phẩm nhạc cụ acoustic, đặc biệt là piano, sản phẩm có trên 70% chi tiết được lắp ráp bằng phuơng pháp thủ công, điều kiện”nguyên đai nguyên kiện” lại chính là một rào cản để chúng ta có thể chọn lựa một cây đàn theo ý của mình.
• Vậy chúng ta nên chọn lưa bao bì hay chọn lựa phẩm chất tiếng đàn và cảm giác phím thực tế ?
• Đối với các thương hiệu uy tín, chất lượng âm thanh của các sản phẩm cùng model là tương đương với nhau. Tuy nhiên, hầu hết các chi tiết của đàn piano được làm từ gỗ. Mà trong thiên nhiên, không có các xớ gỗ 100% giống nhau. Thế nên mỗi cây đàn được tạo nên những âm sắc khác biệt mà ta cần đàn thử để chọn lựa cho phù hợp với sở thích riêng của chính mình. Nói cách khác, nếu mua theo điều kiện “nguyên đai nguyên kiện” là chúng ta đã tự trói mình, không chủ động chọn lựa mà chấp nhận kết quả ngẫu nhiên về phẩm chất âm thanh tốt đấy nhưng chưa hẳn là phù hợp với sở thích của mình về âm sắc.

 *** Bài viết liên quan:

- Hướng dẫn học đàn piano cho người mới bắt đầu
- Lý do bạn nên cho trẻ học chơi đàn piano sớm
- Học đàn piano - Thần đồng piano 11 tuổi

Tags: Học đàn piano, học piano, cach chon dan piano, cach chon dan piano tot nhat, cách chọn đàn piano tốt nhất

Thứ Hai, 25 tháng 5, 2015

Lịch sử ra đời của đàn piano đầu tiên trên thế giới


Lịch sử ra đời của đàn piano đầu tiên trên thế giới

Hartolome Cristofori là người đầu tiên chế tác ra đàn piano. Chính ông là người làm nên lịch sử cây đàn piano từ cây đàn harpischord, môt trong những loại nhạc cụ không thể thiếu trong các buổi hòa nhạc hay biểu diễn lớn.

Khá nhiều bạn sẽ cảm thấy thắc mắc vì sao hôm nay trình duyệt tìm kiếm của google lại xuất hiện hình ảnh của một nhân vật với cây đàn piano được minh họa bằng những thao tác hình ảnh sinh động và kết hợp âm thanh chuyên nghiệp. Hôm nay chính là ngày kỷ niệm người phát minh ra đàn piano. Vậy ông là ai?

Nhân vật đó chính là Bartolomeo Cristofori  sinh ngày 04 Tháng 5 năm 1655 tại Padua, miền bắc nước Ý. Ban đầu, Cristofori làm đàn harpsichords và đàn clavico. Ông làm việc cho Hoàng tử Ferdinando de Medici, con trai của công tước Tuscany.

Học đàn piano - lịch sử ra đời đàn piano trên thế giới

Trong những năm 1690, ông bắt đầu công việc với ý tưởng chế tác ra những bộ phận của đàn piano. Và cây đàn piano thành phẩm đầu tiên được thực hiện vào năm 1709.

Người ta không thể gảy dây đàn harpsichord để có những nốt trầm bổng khác nhau được. Cristofori đã thiết kế một cơ chế chuyển giao các áp lực tư các phím, qua búa đến dây đàn để cho ra các âm thanh mạnh nhẹ khác nhau của các phím. Ông gọi phát minh của mình một "gravecembalo col piano e forte" - một clavichord với các phím lớn nhò khác nhau. Cái tên được rút ngắn xuống còn pianoforte và sau đó chỉ đơn giản là piano.

Francesco Mannucci, một nhạc sĩ ở thời đại Medici, mô tả một phiên bản sớm nhất là "một cây 'Arpicembalo' lớn [tên của một loại harpsichord] của Bartolomeo Cristofori, với những phát minh cho nhiều âm sắc khác nhau, với hai bộ dây hòa hợp âm thanh, và soundboard của cây bách". Trong khi các nhà sản xuất nhạc cụ đang cố gắng sửa chữa lỗi của cây đàn harpsichord thì phát minh của Cristofori được xem là cây đàn piano đầu tiên.

Tuy nhiên, trong thời gian đầu, đàn piano không được phổ biến và nhiều người cảm thấy nó qua khó để chơi. Cristofori đã mất và hầu như không được vinh danh vì những phát minh của mình, mãi cho đến những năm 1731, một năm trước khi bản nhạc đầu tiên dành cho đàn piano xuất hiện cây đàn của ông mới làm thay đổi thế giới âm nhạc.

Đàn piano ngày nay được mệnh danh là nhạc cụ vua hiện nay trong các loại nhạc cụ. Tuy nhiên bạn thấy rằng lịch sử ra đời của đàn piano cũng không mấy thuận lợi và gặp nhiều trắc trở thậm chí là bị từ chối. Tuy nhiên với sự kiên trì và cố gắng hoàn thiện của Bartolomeo Cristofori mà ngày nay thế giới đã có một sản phẩm nhạc cụ mệnh danh là tinh hoa của nhân loại.

 *** Bài viết liên quan:

- Lý do bạn nên cho trẻ học chơi đàn piano sớm
- Học đàn piano - Thần đồng piano 11 tuổi
- Bạn có biết lên dây đàn piano quan trọng như thế nào?

Tags: hoc dan piano, học piano, lịch sử ra đời đàn piano, lich su ra doi dan piano

Chủ Nhật, 24 tháng 5, 2015

Những phương pháp học piano hiệu quả nhất bạn cần biết

Những phương pháp học piano hiệu quả nhất bạn cần biết

1. Hãy ngồi một cách thoải mái và bắt đầu khởi động

Trước khi chơi, cho dù đó chỉ là buổi thực hành bình thường hay biểu diễn quan trọng, bạn nên điều chỉnh ghế ngồi cho phù hợp với chiều cao và khoảng cách từ vị trí của bạn đến bàn phím. Đây là một trong những phương pháp học piano cơ bản nhất - Điều này đảm bảo cho cánh tay và khuỷu tay được thư giãn và thoải mái, không bị cứng nhắc hay không bị đơ, vì có thể làm cản trở đến khả năng chơi nhạc của bạn, hãy bắt đầu với bài tập khởi động như đánh rã ngón tay và, đặc biệt nếu bạn thuận tay phải, hãy tạo ra một quy luật để bắt đầu cho tay trái, như khi bạn hay chú ý đến tay phải vậy.


Ảnh minh họa: Học piano - phươn pháp học piano hiệu quả nhất 

Lời khuyên: Bài khởi động của bạn nên được chú trọng giải quyết những vấn đề liên quan đến kỹ thuật. Để có được bài thực hành tốt bạn nên dành nhiều thời gian cho những bài tập về chuyên môn và kỹ thuật thư giãn, cùng với thang âm và hợp âm rải đều nhằm nắm bắt về phím đàn nhiều hơn.

2. Mỗi ngày chơi một ít nhưng luôn duy trì sẽ có hiệu quả cao

Hãy duy trì việc thực hành trong vòng năm ngày, và nên luyện tập cho nhuyễn phần này trong vòng 1 ngày trước khi bạn chuyển sang bài học tiếp theo. Thậm chí bạn chỉ nên dành 15 phút mỗi ngày cho việc tập luyện thôi cũng đã mang lại cho bạn nhiều lợi ích về cơ bắp và trí nhớ hơn so với 2 giờ mỗi tuần. Hãy duy trì phương pháp học piano này như một thói quen, bạn sẽ thực sự ngạc nhiên về sự khác biệt mà bạn đã tạo nên.
Lời khuyên: Vệc thực hành trong thời gian ngắn nhưng điều độ có thể mang lại cho bạn sự thành công thiết thực hơn so với khi bạn chơi nhạc theo khoảng thời gian dài. Hãy tự tạo cho mình mục đích phải đạt được, dù cho đó chỉ là những mục tiêu nhỏ, như khi chia một thang âm cho từng ngón tay, và sau đó chơi toàn bộ các ngón tay vừa được chia một cách chậm rãi và mượt mà

3. Sử dụng metronome nhằm cải thiện thời gian và nhịp điệu.

Ngay cả những tay chơi nhạc giỏi nhất thỉnh thoảng họ cũng tăng tốc trên những đoạn nhạc dễ và chơi chậm rãi khi gặp phần khó hơn. Họ có lẽ chẳng lưu ý, nhưng khán giả thì luôn biết điều này. Chỉ có một cách duy nhất để làm tốt điều này là tạo ra thói quen luyện tập với metronome - một phương pháp học piano rất hữu ích - mà hầu hết digital piano luôn có chức năng này.

Lời khuyên: Nếu sự nhạy cảm của bạn về nhịp điệu cần phải cải thiện, thi bạn nên chơi với metronome và sau đó chơi những nốt nhạc này trên các nhịp. Kết quả cuối cùng của việc luyện tập với metronome sẽ là khi bạn không còn cảm nhận gì cứng nhắc với nhịp của nó.

4. Hãy luôn nhớ quy tắc 3 S: Tách biệt - Separately, Chậm rãi - Slowly, và Phân đoạn - Sections

Sẽ không thể để tập trung hoàn toàn khi cả hai tay đang chơi nhạc một cách khác biệt, vì thế hãy bắt đầu với từng ngón tay riêng (hãy đảm bảo cho bàn tay trái của bạn được chú ý nhiều hơn tay phải, nếu bạn thuận tay phải).

Hạ tempo chậm xuống (điều chỉnh tempo trên metronome) nhằm đảm bảo cho mỗi nốt nhạc phát ra âm thanh với độ ngân vang với thời gian phù hợp. Điều này sẽ mang lại cho bạn khả năng ghi nhớ để nhận ra các ngón tay. Chỉ khi nào điều này trở nên hoàn thiện thì lúc đó bạn nên tăng tốc độ lên.

Lời khuyên: Nếu bạn có một giáo viên dạy riêng, thì giáo viên của bạn sẽ chia nhỏ ra từng phần cho bạn, vì vậy hãy theo những chỉ dẫn của họ. Bạn không nên chỉ bắt đầu lại ở phần đầu — mà hãy chắc chắn bạn phải hiểu và nắm được cả phần giữa và phần cuối. Điều này có thể sẽ giúp bài học trở nên thú vị và bài biểu diễn của bạn trở nên hoàn hảo hơn.

5. Nghe và phân tích bài biểu diễn của bạn với headphones.

Nếu bạn là tay chơi nhạc chuyên nghiệp, bạn nên tìm cho mình một khoảng không lặng lẽ để chơi. Sử dụng tai nghe với digital piano, sẽ tập trung vào sự chú ý của bạn cũng như giúp bạn nhận ra vấn đề kỹ thuật trong bài biểu diễn của bạn. Chúng sẽ giúp bạn không làm phiền gia đình, hàng xóm khi bạn chơi hàng trăm lần!


Lời khuyên: Thông thường, digital piano có hai jack cắm tai nghe, vì vậy giáo viên của bạn cũng có thể nghe bài biểu diễn của bạn một cách chi tiết và cụ thể hơn.


6. Lắng nghe và học hỏi với chức năng ghi âm và nghe lại

Một tuần là khoảng thời gian rất dài trong âm nhạc, và nhiều học viên không thực sự lắng nghe trong khi họ thực hành — vì thế họ sẽ không nhận ra họ đang dần dần rơi vào những thói quen xấu. Nếu bạn có giáo viên giảng dạy nhạc cho mình thì họ sẽ sửa những lỗi đó cho bạn, nhưng có đôi lúc một số thói quen dần dần sẽ ăn sâu vào máu của bạn. Vì vậy, hãy tập trung vào mỗi yếu tố bạn đang thể hiện — như giai điệu, thời gian, và cả sự sôi động — trong khi bạn đang thực hành.

Bài viết liên quan:

- Hướng dẫn cách luyện ngón khi học chơi đàn piano
- Kinh nghiệm khi cho con học đàn piano
- Lớp học đàn piano cho trẻ em tại Hà Nội

Tags: học đàn piano, hoc dan piano, hoc piano 

Thứ Bảy, 23 tháng 5, 2015

Những kinh nghiệm khi cha mẹ cho con học đàn piano

Những kinh nghiệm khi cha mẹ cho con học đàn piano

Nhiều bậc cha mẹ muốn cho con học đàn piano nhưng vẫn băn khoăn về chọn trung tâm, chọn giáo viên khi cho con học đàn piano, dưới đây là một số chỉa sẻ của các cha mẹ khi cho con học đàn piano để tham khảo

Trước hết bạn cần lựa chọn cho con mình một giáo viên piano nhiệt tình và yêu nghề. Một người giáo viên tốt không chỉ giúp con bạn vững vàng về piano mà còn truyền cảm hứng cho con bạn trong cuộc sống. Người thầy dạy về nghệ thuật khác với người dạy về tri thức, họ là một trong số ít những người tác động vào bán cầu não phải – bán cầu não về tư duy tưởng tưởng của con bạn. Hãy tìm kiếm một người phù hợp để dẫn dắt trẻ, không chỉ cho trẻ kiến thức về nghệ thuật mà còn kích thích trẻ phát triển hết khả năng của mình.


Ảnh minh họa: Học đàn piano tại Hà Nội - Chọn giáo viên tốt cho con 

Môi trường học đàn piano cũng là một yêu cầu vô cùng quan trọng. Phòng học đàn piano thường được thiết kế riêng, vô cùng phù hợp, xung quanh học viên hoàn toàn là một môi trường âm nhạc cùng với các nhạc cụ, phương tiện hỗ trợ học. Còn khi về nhà, xung quanh trẻ là tivi, là máy tính, là truyện, là trò chơi, … Bởi vậy khi ở lớp, trẻ sẽ tập trung vào việc học hơn; còn khi về nhà trẻ thường bị sao lãng. Hãy giúp trẻ tập trung vào việc tập đàn bằng cách hạn chế bật tivi hay các thiết bị điện tử với âm thanh lớn; dạy trẻ cách phân bố thời gian hợp lý, tập ra tập – chơi ra chơi. Tuy nhiên đừng ép trẻ tập đàn khi trẻ không muốn, cách tốt nhất là xây dựng cho trẻ thói quen tập đàn từ 10 đến 30 phút mỗi ngày. Tập nhiều một lúc và ít lần một tuần sẽ không hiệu quả bằng tập vừa đủ thời gian nhưng duy trì đều đặn hàng ngày.

Bên cạnh đó, bạn có thể dành ra 5 hay 10 phút cuối mỗi buổi học để trao đổi với giáo viên về nội dung bài con vừa được học, những điểm cần lưu ý, những phần cần luyện tập thêm ở nhà…  Học đàn không như các môn văn hóa được dạy ở trường học, không phải ai cũng có năng khiếu về nghệ thuật nhưng nếu học nghệ thuật đúng phương pháp sẽ phát triển con người một cách toàn diện. Hiểu về con mình ở mọi khía cạnh sẽ giúp bạn trở thành một người cha, người mẹ tâm lý, giúp con thêm yêu gia đình, yêu cuộc sống, yêu âm nhạc và phát triển đầy đủ về mọi mặt.

Nhưng bạn biết đấy, cha mẹ là người giáo viên tốt nhất cho con, không người thầy người cô nào có thể tốt hơn chúng ta, người làm cha làm mẹ, người yêu thương con vô điều kiện. Hãy cho trẻ sự lựa chọn đến với nghệ thuật một cách tự nhiên nhất. Bạn có thể tập đàn cùng con, yêu cầu con hướng dẫn lại cho bạn, bắt đầu bằng những bài tập đơn giản cùng con mình để chia sẻ với con những thắc mắc và khó khăn trong việc học đàn. Theo nghiên cứu khoa học thì bạn thu được 80% những gì đã học khi truyền đạt lại cho người khác.

Cha mẹ là người thầy dạy piano tốt nhất cho con

Hãy trở thành một người bạn, một người thầy của con để dẫn dắt con đi đúng hướng nhất có thể, giúp con yêu nghệ thuật. Ngoài ra bạn cũng có thể đi học đàn, ngày nay càng nhiều người lớn học đàn. Những căng thẳng có thể sẽ được giải tỏa, không còn cáu gắt với con mình nữa và giúp bạn thực hiện ước mơ chơi đàn ngày thơ bé.

Chúc các bạn và các con ngày càng yêu nghệ thuật và đam mê piano hơn nhé. Nghệ thuật vô cùng cần thiết cho cuộc sống. Càng có nhiều người yêu nghệ thuật, cuộc sống này sẽ càng tươi đẹp hơn.

Bài viết liên quan:

- Hướng dẫn học đàn piano cho người mới bắt đầu
- 5 Lợi ích tuyệt vời khi cho trẻ học đàn piano
- Lớp học đàn piano cho trẻ em tại Hà Nội

Tags: học đàn piano, hoc dan piano, học piano

Thứ Năm, 21 tháng 5, 2015

Lý do bạn nên cho trẻ học chơi đàn piano sớm

Lý do bạn nên cho trẻ học chơi đàn piano sớm 

Âm nhạc sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện, học piano cũng vậy, sau đây là những lợi ích nếu cho trẻ học piano - học nhạc sớm bạn cần biết


Ảnh minh họa: Học đàn piano - lợi ích cho trẻ học piano từ sớm

1. Học Piano sẽ cải thiện sự tập trung của trẻ. Khi trẻ em đang chơi piano thì tập trung là cần thiết, đặc biệt là phải tập trung hơn khi chơi cả hai tay, não của trẻ cần phải tập trung và suy nghĩ về từng hoạt động từng tay tương ứng. Mặt khác chúng cũng cần tập trung vào các ghi chú âm nhạc trên bản nhạc và chuyển tải các ghi chú trên bản nhạc vào nhịp điệu và cường độ trên các nốt nhạc.

2. Học Piano tốt cho trẻ em vì nó sẽ tạo ra sự quan tâm và thưởng thức trong thành phần âm nhạc, biểu hiện rất rõ là chúng sẽ học cách thưởng thức âm nhạc. Chúng sẽ hiểu được các nốt đưa vào âm nhạc như thế nào, sự hiểu biết tiến trình các thành phần âm nhạc và sự hiểu biết tính phức tạp của thành phần âm nhạc. Việc thưởng thức âm nhạc trong cuộc sống thời thơ ấu của trẻ em sẽ dẫn dắt chúng thưởng thức âm nhạc suốt đời thông qua các thể loại âm nhạc khác nhau.

3. Rèn luyện tính cách: Học nhạc không phải là điều dễ dàng. Trẻ cần thuộc nốt, tập trung cao và phải có tính kiên nhẫn. Những bài học sẽ giúp con bạn rèn luyện tính cách và có đủ kiên trì, bản lĩnh để đối mặt với thử thách trong cuộc sống sau này.

4. Phát huy trí tưởng tượng: Thả hồn qua âm nhạc, trẻ sẽ có điều kiện để phát huy sự sáng tạo, trí tưởng tượng của mình.

5. Chơi nhạc cụ là hình thức giải trí lành mạnh: Âm nhạc sẽ giúp con bạn quên hết mệt mỏi, tận hưởng những giờ phút giải trí lành mạnh. Đồng thời, âm nhạc còn giúp trẻ tranh xa sự cám dỗ của những trò giải trí vô bổ khác.

6. Học Piano sẽ phát triển khả năng phối hợp giữa tay và mắt của trẻ tốt hơn. Những bài học piano cũng giúp trong việc phát triển và cải thiện kỹ năng vận động, phối hợp và khéo léo. Sự phối hợp tay mắt là kỹ năng rất quan trọng trong cuộc sống sau này.

7. Học Piano sẽ cải thiện chất lượng các môn học của chúng. Qua các nghiên cứu đã được tiến hành việc học chơi đàn piano đã giúp trẻ em hiểu các khái niệm khác nhau trong các môn khoa học và toán học.

8. Học Piano sẽ làm cho trẻ em được đa dạng. Học piano sẽ giúp trẻ em nuôi dưỡng mối quan tâm và sở thích. Ngoài ra nó còn giúp trẻ phát triển tính cách.

9. Học Piano giúp trẻ em tăng tính tự tin và quí trọng bản thân. Các thách thức trong việc học piano và chơi đàn piano sẽ làm cho con bạn hiểu "luyện tập làm cho hoàn hảo" để chúng sẽ biểu diễn piano tốt hơn từ đó sẽ tạo dựng tính tự tin hơn để cố gắng để đạt được trong các việc khác trong cuộc sống.

Bài viết liên quan:

- 5 Lợi ích tuyệt vời khi cho trẻ học đàn piano
- Hướng dẫn cách đánh đàn piano cơ bản tại nhà
- Lớp học đàn piano cho trẻ em tại Hà Nội

Tags: học đàn piano, hoc dan piano, học piano

Thứ Tư, 20 tháng 5, 2015

Học đàn piano - Thần đồng piano 11 tuổi

Học đàn piano - Thần đồng piano 11 tuổi 

Khi Curtis Elton được trao bằng tốt nghiệp chuyên ngành piano tại Trường Đại học âm nhạc Trinity Lonndon, cậu trở thành người trẻ nhất thế giới nhận bằng đại học về âm nhạc.
Ảnh minh họa: Học đàn piano - Curtis Elton thần đồng âm nhạc piano

Mỗi đêm, vào thời điểm mà hầu hết những đứa trẻ cùng tuổi đều mặc pyjamas chuẩn bị lên giường ngủ, Curtis lại mặc trang phục lịch lãm màu bạc, mang cà-vạt, ngồi trên ghế sofa tại phòng khách nhà mình ở Barnet, Bắc London – Anh quốc, bắt đầu chơi piano. Bàn tay nhỏ bé lướt trên phím đàn một cách điêu luyện.

Curtis được biết đến là “tiểu Mozart” nhưng có nhiều khoảnh khắc cậu bé này thấy mình cũng là một “tiểu Liberace”. “Tôi ngưỡng mộ Liberace, ông ấy giống hệt một diễn viên hài. Hiện tôi bắt đầu viết nhạc của riêng mình nhưng nó chỉ mới có một phần. Tôi đặt cho nó cái tên khá buồn cười. Vì là phần đầu tiên, tôi gọi nó làThe First (Đầu tiên)” - Curtis thông báo.

Khi Curtis Elton được trao bằng tốt nghiệp chuyên ngành piano tại Trường Đại học âm nhạc Trinity Lonndon, cậu trở thành người trẻ nhất thế giới nhận bằng đại học về âm nhạc. Để vượt bài thi tốt nghiệp cam go, Curtis đã phải chơi bản nhạc dài 37 phút bao gồm các trích đoạn nổi tiếng từ những siêu phẩm nhưPreludevàFugue in E flatcủa Bach,Sonata in Fcủa Mozart,Etudescủa Chopin,Aprilcủa John Ireland.

Đồng thời, cậu bé phải viết bài luận trình bày tiểu sử của nhà soạn nhạc và về các bản nhạc đó. Curtis nhận được nhiều lời khen từ chủ tịch hội đồng thi. Hiện với việc luyện tập 2 tiếng mỗi ngày, Curtis đang nỗ lực thực hiện mục tiêu tiếp theo là trở thành nghệ sĩ piano trẻ nhất lấy bằng thạc sĩ âm nhạc.

Tính đến thời điểm này, sự nghiệp âm nhạc của Curtis bắt đầu bằng nhiều cái nhất. Cậu chơi Piano vào lúc 3 tuổi và 1 năm sau đó đã trở thành người trẻ nhất đạt cấp độ 1 trong piano. Đến 8 tuổi, Curtis cũng là người trẻ nhất đạt cấp độ 8.

Người thầy đầu tiên của cậu là Hayley, một Pianist nổi tiếng, cũng chính là Mẹ cậu.“Khi mang thai Curtis, tôi cảm thấy thằng bé đá mình mỗi lúc học piano. Thằng bé tiếp cận với âm nhạc lần đầu bằng cách đó” - Hayley tâm sự. Cha của Curtis là Jonathan, 44 tuổi, một nhà thiết kế đồ họa, luôn âm thầm ủng hộ con trai.. Curtis học ở nhà cùng mẹ cho đến gần đây tham gia Trường nhạc Sylvia Young, nơi xuất thân của các thiên tài âm nhạc như Elton John, Liberace.

Curtis đã 2 lần xuất hiện trong chương trình Tìm kiếm tài năng Anh, một lần trong chương trình Child Genius và một số chương trình truyền hình khác. Cùng với mẹ của mình, cậu bé cho ra mắt album có tênMozart, Mummy and me.

“Tôi muốn trở thành một nghệ sĩ piano danh tiếng nhưng nếu thất bại, tôi muốn là thủ tướng hoặc một bác sĩ. Một kế hoạch dự phòng” - Curtis nói. Cậu bé này cũng mê trượt băng nghệ thuật.
Bài viết liên quan:
- Hướng dẫn luyện ngón khi chơi đàn piano?
- Hướng dẫn cách đánh đàn piano cơ bản tại nhà
- Học đàn piano - Sự phát triển tư duy và nghệ thuật cảm thụ âm nhạc

Tags: học đàn piano, hoc dan piano, học piano

Thứ Ba, 19 tháng 5, 2015

Bạn có biết lên dây đàn piano quan trọng như thế nào?

Bạn có biết lên dây đàn piano quan trọng như thế nào?

Lên dây đàn piano không phải là công việc diễn ra nhanh chóng và không phải lúc nào cũng thuận lợi. Tuy nhiên, việc lên dây đàn piano là điều cần thiết nếu bạn muốn giữ gìn cây đàn piano của bạn luôn trong tình trạng tốt.
Ảnh minh họa: Học đàn piano - Lên dây đàn piano

Lên dây đàn piano theo định kỳ có thể ngăn ngừa những thiệt hại.

Đàn piano là một loại nhạc cụ có cấu tạo khá phức tạp vì thế nên nếu có 1 phần của đàn piano không đúng tiêu chuẩn kỹ thuật và (tần số ) thì sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ cây đàn piano của bạn. Điều này đúng và luôn đúng vì dây đàn piano là bộ phận rất quan trọng liên quan đến các bộ phận khác của đàn piano, các bộ phận này thường rất tốn kém để sữa chữa.

Lên dây đàn piano giúp các bộ phận này hoạt động tốt với nhau, ngăn ngừa những thiệt hại từ các bộ phận liên quan nhau.

Lên dây đàn có thể cho biết những vấn đề đang xảy ra với cây đàn piano của bạn

Một số vấn đề xảy ra với cây đàn piano của bạn không thể được phát hiện bởi những người chơi. Do đó, cái nhìn của người thợ chuyên nghiệp về kết cấu bộ máy cũng như của dây đàn piano theo định kỳ sẽ giúp phát hiện ra những vấn đề đang tồn tại, phòng tránh những hư hỏng nhỏ để không thiệt hại lớn.

Nhưng bạn nên biết rằng không phải tất cả những người lên dây đàn piano đều là người am hiểu về các kỹ thuật của đàn piano và ngược lại. Nếu bạn muốn đàn piano của mình được chăm sóc tốt nhất về mọi mặt, hãy tìm đến những công ty lớn chuyên trách về piano. Ở đó người thợ lên dây đàn piano thường được đào tạo hoặc tập huấn bởi những nhà sản xuất piano lớn và uy tín như: Steinway, Kawai, Samick, Ritmuller, Yamaha…

Số lần lên dây đàn mỗi năm nên có

Bạn đã hiểu được tầm quan trọng của việc lên dây đàn piano thường xuyên, bạn sẽ nhận thấy rằng điều đó giúp âm thanh cây đàn piano của bạn không bị “đi lạc”. Tuy nhiên, điều này không phụ thuộc vào cây đàn piano cũng như cách tiếp cận những kỹ thuật của bạn. Và tốt nhất bạn nên kiểm tra và lên dây đàn piano mỗi năm 2 lần .

Thường xuyên lên dây đàn piano giúp bạn tiết kiệm tiền

Nếu đàn của bạn đã sử dụng 2 hoặc nhiều năm mà chưa thực hiện việc lên dây đàn piano lần nào, điều này có thể làm bạn tốn kém nhiều chi phí vào việc sửa chữa đàn piano. Dưới đây là 2 trường hợp thường gặp cần được sửa chữa lên dây đàn piano:

Pitch-Raising là 1 tiến trình cần lặp lại để chắc chắn rằng những dây đàn đã được lên dây. Nếu việc cân chỉnh dây đàn không chính xác sẽ ảnh hưởng đến âm sắc của đàn piano, các dây đàn rung động không đúng tần số, hoặc gây đứt dây đàn, hoặc tạo ra tạp âm hoặc cộng hưởng không đúng.

Double- turning là cách tổng hợp, điều chỉnh 1 cách tổng thể toàn bộ dây trước khi thực hiện việc tinh chỉnh từng dây đàn. Lần lên dây đàn piano đầu tiên rất quan trọng. Bởi vì quá trình lên dây này phải điều chỉnh sao cho tần số của dây đàn đúng 440Hz hoặc 442 Hz. Nếu không, dây đàn sẽ không chuẩn ngay từ đầu và sẽ rất mất thời gian cho những lần sau về việc lên dây đàn piano.

Bài viết liên quan:

- Hướng dẫn học đàn pino cho người mới bắt đầu?
- Học học piano - Âm nhạc giúp trẻ phát triển nhân cách toàn diện
- Học đàn piano - Sự phát triển tư duy và nghệ thuật cảm thụ âm nhạc
Tags: học đàn piano, hoc dan piano, học piano

Thứ Hai, 18 tháng 5, 2015

6 yếu tố quan trọng cho cây đàn Piano điện lý tưởng

6 yếu tố quan trọng cho cây đàn Piano điện lý tưởng 

1. SOUND (Âm thanh)

Ảnh minh họa: học đàn piano - yếu tố chọn đàn piano

Làm thế nào để chọn một cây đàn piano có âm thanh tốt.
Bạn nên quan tâm đến 2 điểm quan trọng là Âm thanh và Bàn phím khi lựa chọn Piano!
Thông thường bạn sẽ tìm thấy những cây đàn piano được bày bán với một ai đó đứng  và thử một vài nốt nhạc. Những gì bạn thực sự nên làm là ngồi xuống trên ghế piano và chơi toàn bộ các phím đàn từ thấp đến cao. Vị trí và hướng của bộ loa trên piano cũng quan trọng cho âm thanh tốt. Bạn nên chọn cây đàn piano mà bạn có thể nghe được âm thanh tốt nhất khi bạn ngồi xuống và chơi thử bản nhạc.

Lý tưởng nhất là dao động âm thanh không bị đứt quãng theo lối chơi của bạn dù nhẹ hay mạnh
Để so sánh giai điệu thay đổi như thế nào phụ thuộc vào cách bạn chơi nhạc – Không chỉ là mức âm lượng mà còn là cả màu sắc âm thanh. Bạn nên lắng nghe giai điệu mềm mại và du dương khi bạn chơi nhẹ nhàng / giai điệu mạnh mẽ và tương sáng khi bạn chơi mạnh hơn. Bạn nên lắng nghe giai điệu tự nhiên và nhiều màu sắc trên một phạm vi rộng, điều này có nghĩa là cây đàn piano đạt được sự cân bằng tuyệt vời giữa âm thanh và lối chơi. Đồng thời bạn cũng có thể kiểm tra khả năng duy trì  và phân rã giai điệu bằng cách nhấn mạnh một phím đàn xuống và giữ nó.

Pedal cũng rất quan trọng

Khi bạn thử chơi piano, bạn cũng nên kiểm tra hiệu  xuất pedal. Trong những pedal này, pedal giảm âm (damper pedal) thường được sử dụng nhiều nhất vì nó quan trọng trong việc diễn đạt sự sáng tạo cho bài biểu diễn của bạn. Một điểm quan trọng nữa là liệu nó có cho phép bạn kiểm soát cộng ưởng âm thanh theo ý muốn của mình cũng như đáp ứng khả năng kiểm soát tinh tế như một pedal giảm âm trên cây đàn piano acoustic thực sự hay không.

Âm thanh: Roland đã và luôn nỗ lực theo đuổi theo khuôn mẫu trên cây đàn Grand Piano.

Với công nghệ multi-sampler và multi player trên từng phím đàn (88 phím),  ngoài yếu tố cần là “âm thanh trung thực”, Roland  đã nghiên cứu và phát minh công nghệ tiên tiến nhất hiện nay là : Công nghệ “SuperNATURSL”  (SuperNat-URAL Piano Engine) để hoàn thiện yếu tố đủ cho 1 cây đàn piano là “âm thanh tự nhiên hơn”. Yếu tố cần và đủ này là dấu hiệu nhận biết tất cả các model đàn piano điện Roland xuất thân từ những nỗ lực không ngừng của Roland về những đặc điểm theo tiêu chuẩn của cây đàn Grand Piano Concert.

Và giống như Acoustic Piano, piano điện của Roland  đã tạo ra âm thanh thật trung thực và tự nhiên hơn cho mọi nhu cầu sử dụng, với mọi không gian khác nhau cùng khả năng tái tạo âm thanh một cách hoàn hảo.

Bên cạnh đó, hệ thống loa “Acoustic Projection” (Roland LX-15, Roland HP508, Roland HP506, Roland HPi-50, Roland FP-80) với khả năng tái tạo khoảng  không gian thực, một trong những đặc điểm của cây đàn Grand Piano, cho phép bạn tùy chỉnh độ hẹp hay rộng để cảm nhận âm thanh phong phú  với chiều sâu và độ ngân vang giống như đóng hay mở nắp đàn Grand Piano. “PDA (progressive Damper Action) Pedal (Roland LX-15, Roland HP-500 series, Roland HPi-50, Roland RG-3F. Rolan RG-1FT) mang lại cho bạn cảm nhận pedal  giống như đang chơi trên chiếc đàn Acoustic piano thực. Khả năng diễn đạt tinh tế và pedal cho phép bạn thực hiện kỹ thuật nửa  bàn đạp (half-pedaling) một cách tinh tế.

2. TOUCH (Cảm ứng phím)

Bàn phím: Độ chạm bàn phím là yếu tốt quan trọng cho khả năng diễn đạt.
Với phím đàn Grand Piano, bạn sẽ nhận thấy yếu tố cộng hưởng nhẹ nhàng của phím đàn khi nhẫn phím đàn nhẹ, và bạn phải cảm nhận được khả năng đáp ứng mạnh mẽ và vững chắc khi bạn chơi mạnh hơn. Điều nay thực sự quan trọng để hỗ trợ diễn đạt giai điệu khi bạn chơi một bản nhạc. Nói một cách khác: khi sự khác biệt càng lớn về cách phím đàn phản ứng khi bạn chơi nhẹ hay mạnh thì phong cách biêu diễn của bạn càng tuyệt vời (mức độ kết nối giữa âm thanh và bàn phím khi chạm phím). Một đặc điểm khác là liên kết phím đàn  trở nên nhẹ nhàng hơn khi bạn di chuyển từ phím đàn thấp đến cao. Đồng thời bề mặt phím đàn mượt mà sẽ mang lại cho bạn cảm giác tuyệt vời và chơi nhạc một cách dễ dàng hơn.

So sánh cảm giác khi bạn chơi từ phím thấp nhất đến phím cao nhất (từ trái qua phải).
Như thiết kế của Grand Piano: để thể hiện được các âm vực khác nhau, các phím đàn tuy độ nặng nhẹ khác nhau đôi chút nhưng không phân biệt lẫn nhau, và nhẹ nhất là phím cuối cùng bên tay phải. Với Roland, công nghệ bàn phím tiên tiến PHA (progressive Hammer Action) đủ để bạn thể hiện mọi màu sắc âm thanh và mang lại cho bạn cảm giác chơi nhạc tự nhiên với tất cả hiệu suất diễn đạt (kể cả khi bạn chơi nhanh hay chậm). Hãy thử chơi từ những phím trầm nhất đến những phím cao nhất,  kết hợp những phím trắng và những phím đen, kết hợp những phím trầm nhất và những phím cao nhất,..nếu phía sau các phím đàn có trọng lượng “không tự nhiên” so với phím phía trước, bạn sẽ thấy rất khó để thực hiện các sắc thái nhất định liên quan, đặc biệt khi chơi đoạn nhạc mạnh hoặc chơi liên tục cùng với sự lặp đi lặp lại của phím đàn.

Chỉ có ngồi xuống và chơi nhạc mới có thể giúp bạn nhận ra sự khác biệt tinh tế này.
Để kiểm tra liên kết của đàn Piano, chúng tôi khuyên bạn nên ngồi xuống trên chiếc ghế piano giống như khi bạn chơi nhạc ở nhà vậy. Đồng thời bạn hãy kiểm tra chiếc ghế với chiều cao chính xác. Quy tắc ngón tay cái dung để thiết lập chiều cao của chiếc ghế, vì thế hãy để khuỷu tay của bạn 1 góc 90 độ khi bạn đặt tay xuống phím đàn.

Chơi nhạc tự nhiên với khả năng diễn đạt phong phú Roland’s “PHA-IV Ivory Feel Keyboard”

“PHA-IV (Progressive Hammer Action) Ivory Feel Keyboard” tái tạo khả năng chơi đàn tự nhiên của Grand Pianos từ trọng lượng của búa đàn riêng biệt mà không sử dụng bất kỳ lo xo nào. Nó cung cấp một phạm vi diễn đạt từ đoạn nhạc Escapement nhẹ nhàng đến đoạn nhạc fortissimo mạnh mẽ. Cơ chế thoát “Escapement  Mechanism” đạt được cảm giác đồng nhất độc đáo của Grand Piano. Để tái tạo liên kết của đàn Acoustic Grand Piano, thì độ dài phần bị che của phím đàn được thực hiện càng sâu càng tốt, với thiết lập trục bản lề sau lưng phím đàn. Nhờ công nghệ này, sự khác biệt trong liên kết giữa phím đàn trước và sau được tối ưu hóa, cho phép bạn chơi nhiều thể loại nhạc một cách mượt mà. Phím đàn đen trắng được sử dụng những vật liệu hoàn hảo có thể tái tạo kết cấu tự nhiên và độ nhạy bén cao của ngà voi và gỗ mun. Phím đàn rất mịn màng khi chạm vào và khi bạn càng chơi càng thấy thỏi mái.

3. LESSON (bài học)

Đàn piano điện Khuyến khích bạn phát triển kỹ năng cơ bản về âm nhạc bằng nhiều tính năng tích hợp.
Đàn Piano điện sẽ giúp bạn nâng cao các kỹ năng đa dạng như luyện nghe bằng tai, cảm nhận nhịp điệu, sự diễn đạt và khả năng chơi trong một khúc đồng diễn. Những tính năng tích hợp rất hữu dụng và đa dạng cho việc thực hành cũng như rất thú vị sẽ giúp bạn chơi nhạc hoàn hảo hơn.
chon dan piano dien

Chẳng hạn như, tính năng đánh nhịp (Metronome) sẽ cho bạn phát triển khả năng cảm nhận chính xác về thời gian, hay chức năng ghi âm (Recorder) cung cấp một cách dễ dàng cho khả năng kiểm tra hiệu suất biểu diễn của bạn, và tính năng Twin Piano sẽ trở nên hoàn hảo cho việc thực hành với con của bạn. Bạn chỉ  có thể trai nghiệm thực hành và học tập hang ngày độc đáo và hiệu quả thông qua đàn piano điện.

Hỗ trợ nhiều thể loại bài hát.

Điều quan trọng là phải biết cách điều chỉnh và làm giàu them trí tưởng tượng trước khi bạn bắt đầu tập luyện. Đàn piano điện  Roland có khả năng phát lại những giai điệu từ một thể loại – Bao gồm khúc luyện của Piano và các thể loại cổ điển  - Bạn có thể bắt đầu thực hành những bài hát ngoài chiếc thùng này. Bạn có thể chơi cùng với dàn hợp xướng để có thể cảm nhận được tâm trạng của một nghệ sĩ hòa nhạc, hay thậm chí thực hành chơi nhạc bằng một tay, những khả năng này chắc chắn sẽ mở rộng phạm vi cho bài tập luyện của bạn.

Trải nghiệm sự sang trọng của đàn piano điện với chiếc ipad của bạn.

Piano Partner là một ứng dụng ipad độc đáo cung cấp phương pháp học và chơi piano thú vị và có sự tương tác lẫn nhau. Nó chứa đựng ba ứng dụng: Flash Card, Content Browser và DigiScore Lite. Flash Card là một trò chơi âm nhạc tương tác nhằm phát triển kỹ năng nghe  và đọc nhạc của bạn. Content Browser cho phép bạn truy cập vào những bài hát  và giai điệu tích hợp sẵn qua bộ kết nối piano trực tiếp. DigiScore Lite  hiển thị bản nhạc kỹ thuật số của các bài hát. Những ứng dụng này tạo cảm hứng và giúp bạn hiểu biết hơn về âm nhạc và khả năng chơi piano. Bạn có thể kết nối ipad của bạn với piano thông qua usb wifi VNA1100-RL Wireless USB Adapter (được bán riêng) hoặc với cáp USB qua Apple Ipad Camera Connection Kit.

4. FAMILY (Gia đình)

Tôi muốn sở hữu một cây đàn piano mà chúng tôi có thể thưởng thức tại nhà

Chọn một cây đàn piano mà cả gia đình có thể thường thức
Một trong những lợi ích của đàn piano điện là chúng cung cấp một phạm vi không giới hạn về khả năng thường thức âm nhạc cho cả gia đình. Ngoài việc cho phép bạn điều chỉnh âm lượng phù hợp với căn phòng, hãy kiểm tra xem bạn có thể điều chỉnh tốc độ công hường và giai điệu, cũng như điều chỉnh chính xác cảm ứng bàn phíp cho phù hợp với giai đoạn phát triển của con bạn. Trong khi đó Jack cắm tai nghe thậm chí còn thuận tiện hơn khi bạn muốn tham gia thực hành với con mình. Một lợi ích khác của cây đàn piano điện là không yêu cầu lên dây. Những cây đàn này có trọng lượng nhẹ hơn so với cây đàn acoustic piano.

Những tính năng thú vụ được mở rộng.

Roland đồng thời cung cấp các ứng dụng đặc biệt cho iphone và ipad nhằm mở rộng khả năng thưởng thức piano của bạn. Bạn có thể chơi cùng với những bài hát yêu thích được lưu trữ trên Iphone (Bạn sẽ cần một ứng dụng đặc biệt và bộ kết nối USB không dây (WNA1100-RL được bán riêng) để tải, ghi tâm và phát lại những giai điệu sử dụng chiếc iphone hoặc iad của bạn. ) thông qua piano, bạn có thể chơi nhiều trò chơi âm nhạc sử dụng ipad hay piano của bạn. Những tính năng này chắc chắn sẽ mở rộng phạm vi hiểu biết của bạn về khả năng thưởng thức piano

5. DESIGN (Thiết kế)

Tôi muốn sở hữu một cây đàn piano đẹp mắt phù hợp với căn phòng của tôi.

Hãy chắc chắn rằng bạn đã kiểm tra các thiết kế tinh tế của cây đàn cũng như cách sử dụng.
Một cây đàn piano điện đẹp góp phần vào trang trí nội thất bên trong căn nhac bạn, vậy tại sao bạn không phối hợp nó phù hợp với nội thất, tường, hay màu sắc sàn nhà của bạn? Những model này đi kèm với một loạt sự hoàn thiện bao gồm mà đen bóng bẩy sẽ làm nội bật vẻ đẹp truyền thống của cây đàn piano, hay màu trắng sang trọng, hay phong cách hoàn hảo của gỗ hồng đào và một màu đen hiện đại. Nếu bạn đang tìm kiếm một model đơn giản, thì phiên bản thời trang nhỏ gọn có thể là sự lựa chọn tốt. Ngoài ra, bạn hãy chắc chắn mình đã kiểm tra các tính năng thiết kế như jack cắm hay cổng kết nối có vị trí dễ dàng sử dụng không, hoặc có vị trí để headphone hay không, hay bản điều khiển có dễ dàng sử dụng không

6. PRODUCT (Sản phẩm)

40 năm phát triển đàn piano điện. Chúng tôi sẽ không ngừng nỗ lực để đánh thức giấc mơ của những người muốn chơi nhạc.

Vào năm 1973, Roland là nhà sản xuất chuyên về nhạc cụ âm nhạc điện tử, trở thành nhà sản xuất Nhật bản đầu tiên phát triển cây đàn piano điện. Một năm sau đó, mô hình EP-30 được bán ra và trở thành sản phẩm đầu tiên trên thế giới với chức năng cảm ứng (một chứng năng phát hiện lực khi phím đàn gõ mạnh) và góp phần to lớn vào lịch sử đàn piano điện. Kể từ đó, Roland đã không nhừng theo đuổi “khả năng diễn đạt phong phú” – sức mạnh của piano – làm cho cây đàn piano Roland trở thành một người bạn đáng tin cậy của các nhạc sĩ trên toàn thế giới.

Tại “Trung tâm kiểm nghiệm Miyakoda” (Thành phố Hamamamatsu, Quận Shizuoka), các nhà phát triển đang làm việc chăm chỉ để kiểm tra sản phâm theo tiêu chuẩn được áp dụng trên toàn thế giới, nhằm cải thiện hệ thống quản lý của chung tôi, Roland cũng đang tích cực tham gia các biện pháp bảo về môi trường. Bộ phận phát triển PHA-IV (progressive Hammer Action) Keyboards đợc làm bằng nhựa tái chế và không chứa than chì. Và phần bảng mạch được chúng tôi sử dụng chì nguyên chất. Như vậy bạn có thể thấy, sản phẩm đàn piano điện Roland được sản xuất cẩn thận với tính môi trường cao.

Bài viết liên quan:

- Có nên dùng piano điện để luyện ngón khi học chơi pinao?
- Học học piano - Âm nhạc giúp trẻ phát triển nhân cách toàn diện
- Học đàn piano - Sự phát triển tư duy và nghệ thuật cảm thụ âm nhạc

Tags: học đàn piano, hoc dan piano

Chủ Nhật, 17 tháng 5, 2015

Có nên dùng piano điện để luyện ngón khi học chơi pinao?

Có nên dùng piano điện để luyện ngón khi học chơi pinao?

Có dùng piano điện để luyện ngón thay cho đàn piano acoustic hay không? Dùng piano điện có ảnh hưởng ngón tay hay không? Piano điện có thật sự thay thế được piano acoustic trong việc luyện tập?

Với công nghệ sản xuất nhạc cụ trong thời đại ngày nay, đàn Piano Điện tử (hay còn gọi là Digital piano hoặc đàn Piano Kỹ thuật số) đã có thể mô phỏng hoàn toàn lực gõ (độ nặng của phím đàn) của lực tác động khi ngón tay nhấn xuống bàn phím của đàn như là 1 piano acoustic thứ thiệt.

Ví dụ như ở các dòng piano điện tử Casio có thể mô phỏng được âm thanh trung thực tự nhiên của tiếng đàn piano acoustic, hoặc các dòng piano điện tử Roland có thể mô phỏng hầu như chính xác tiếng đàn của dòng piano cơ nổi tiếng cũng như mô phỏng cả lực gõ phím giống như một cây piano acoustic. Điều này đặc biệt phù hợp với các bé mới bắt đầu học piano khi mà lực ngón tay của các bé còn yếu, bởi vì với một cây piano điện tử, các bạn hoàn toàn có thể điều chỉnh cho các phím nhẹ đi giúp các bé không cảm thấy quá khó khăn khi gõ xuống phím đàn, đồng thời một cây piano điện tử sẽ dễ dàng hơn trong việc di chuyển cũng như xê dịch khi có nhu cầu.

Ảnh minh họa: Học đàn piano - có nên dùng piano điện để luyện ngón

Những thế hệ đàn piano điện tử mới luôn được cải thiện hơn mỗi ngày. Nó mô phỏng được sự cộng hưởng (String Resonance) của Piano acoustic, mô phỏng âm thanh của tiếng đàn piano acoustic, cũng như có thể mô phỏng chính xác thời gian khi nhấn giữ và thả phím đàn để tạo ra âm thanh chính xác (key off simulation). Các phím đàn càng ngày càng được cải thiện, được chế tạo tương tự như gỗ mun màu đen và trắng ngà (simulation Ebony và Ivory Keys). Có độ hơi nhám để đầu ngón tay có thể tiếp xúc với phím đàn một cách dễ dàng và thoải mái hơn khi chơi những bản nhạc có tốc độ cao và tiết tấu nhanh.

Sau đây là một số mẫu piano điện được đánh giá là tốt nhất hiện nay với giá cả hợp lý, đi kèm với chất lượng ổn định, có nhiều khả năng mô phỏng gần giống với 1 cây piano cơ nhất. Đồng thời, có thể kết hợp thêm với các giai điệu sẵn có. Đây là một trong những sự lựa chọn tuyệt vời dành cho các bậc phụ huynh đang muốn tìm kiếm một cây piano vừa đáp ứng điều kiện kinh tế, không gian, mục tiêu học tập, giải trí cho con em của mình.

Bài viết liên quan:

- Học đàn piano - Băn khoăn của những bạn khi mới bắt đầu học chơi đàn piano
- Học học piano - Âm nhạc giúp trẻ phát triển nhân cách toàn diện
- Học đàn piano - Sự phát triển tư duy và nghệ thuật cảm thụ âm nhạc

Tags: học đàn piano, hoc dan piano

Thứ Bảy, 16 tháng 5, 2015

Học đàn piano - Băn khoăn của những bạn khi mới bắt đầu học chơi đàn piano

Học đàn piano - Băn khoăn của những bạn khi mới bắt đầu học chơi đàn piano

Bạn muốn học đàn piano nhưng bạn đang băn khoăn một số vất đề: Học đàn piano có khó không? Không có đàn có học được không?

Học đàn piano cũng giống như bạn đang yêu một ai đó, có nghĩa là nó phải xuất phát từ trái tim. Chỉ khi nào bạn yêu đàn piano bạn mới có thể học tốt được.Chính sự yêu thích và niềm đam mê sẽ giúp bạn vượt qua những khó khăn đó

Ảnh minh họa: Học đàn piano - Băn khoăn của những bạn khi mới bắt đầu học chơi đàn piano

- Không đủ điều kiện mua đàn để tập.

Lời khuyên: nên có đàn để tập ở nhà thì mới mau tiến bộ khi chơi đàn. Có thể bắt đầu tập chơi đàn bằng 1 cây organ cũ 49 phím (giá từ 1tr đến 3tr).

Ngày xưa mình đã từng đổi đàn 4 lần từ cây đàn organ 36 phím cho tới cây 88 phím (vì qua quá trình học, thấy mình tiến bộ, nhu cầu 1 cây đàn chất lượng cao hơn, nên nâng cấp lên).

Còn đối với những bạn có điều kiện mua đàn thì có thể đầu tư dài hạn cho mình 1 cây piano cơ hoặc piano điện ngay từ đầu.

- Thích nhưng không có điều kiện học đàn.

Rất nhiều bạn tâm sự với điều này và tự tìm tòi chơi đàn trên máy tính, điện thoại, ipad bằng việc xem các video hướng dẫn online.

+ Nếu mục đích chơi đàn của bạn theo nghĩa là “chơi”, tức chơi được những bài mình thích, thấy vui vẻ, giải tỏa căng thẳng thì OK, có thể tiếp tục học chơi đàn online qua các video hướng dẫn, không cần đặt nặng về bài bản, lý thuyết âm nhạc, cũng không cần đi học đàn.

+ Nếu mục đích chơi đàn của bạn là “học & tự chơi được”, thì bạn nên trang bị kiến thức lý thuyết âm nhạc, tìm đến một khóa học đàn ngắn hạn để nắm được nhạc lý, sau khi bạn có thể đọc được sheet nhạc thì đã có thể mua sách về tự học được rồi.

Muốn chơi đệm hát thì cần trang bị kiến thức về hợp âm như: quy luật hợp âm, cấu tạo của hợp âm …

Và điều quan trọng, nếu đã là sở thích, niềm đam mê thì bạn có thể ấp ủ chúng dần dần cho tới khi bạn có đủ khả năng, đủ điều kiện. Khi không có điều kiện để học đàn, bạn vẫn có cách duy trì sở thích của mình: nghe nhạc, xem những video piano, tìm hiểu và tích lũy kiến thức bằng cách google những điều bạn muốn biết (google tiếng Việt không ra thì google tiếng Anh), đến các nhà sách đọc những quyển sách nhạc lý …

Chúc bạn thành công!

*** Bài viết liên quan:

- Cách học đàn piano cho người mới bắt đầu
- Lớp học đàn piano tại Hà Nội
- Cách luyện ngón tay khi học chơi đàn piano

Tags: hoc piano, hoc dan piano, học piano 

Thứ Năm, 14 tháng 5, 2015

Học học piano - Âm nhạc giúp trẻ phát triển nhân cách toàn diện

Học học piano - Âm nhạc giúp trẻ phát triển nhân cách toàn diện

Âm nhạc có một ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống con người, đặc biệt là trẻ em. Các nghiên cứu khoa học cho thấy, âm nhạc có tác dụng giúp trẻ em thông minh hơn. Đây là kết luận rút ra từ cuộc nghiên cứu do bộ giáo dục Mỹ thực hiện trong 10 năm với khoảng 25000 trẻ em. Cuộc nghiên kết luận: các môn nghệ thuật, đặc biệt là âm nhạc đã giúp các em tiến bộ rõ rệt trong các môn toán, lịch sử, địa lý...

 Tạo điều kiện để cho bé tiếp xúc với âm nhạc, học chơi đàn nghĩa là bạn đã cho con cơ hội để có một nền học vấn toàn diện không chỉ về khoa học mà còn về nghệ thuật, cái đẹp. Tâm hồn trẻ thơ vì thế sẽ thêm phong phú, đằm thắm và sâu sắc. Đó chính là mục đích học nhạc của trẻ.


Ảnh minh học: Học học piano - Âm nhạc giúp trẻ phát triển nhân cách toàn diện

- Học chơi đàn Piano là hình thức giải trí lành mạnh : Âm nhạc sẽ giúp con bạn quên hết mệt mỏi, tận hưởng những giờ phút giải trí lành mạnh . Đồng thời, âm nhạc còn giúp trẻ tránh xa sự cám dỗ của những trò giải trí vô bổ khác.

- Giúp trẻ học tốt môn toán và các ngành khoa học khác : Các nhà nghiên cứu của Đại học California , Mỹ kết luận: Trẻ từ 4 - 6 tuổi được học đàn mỗi tuần sẽ phát triển khả năng giải các bài toán đố tốt hơn những đứa trẻ khác đến 34%.
- Rèn cho trẻ tính kiên trì, sự tập trung cao độ : Đọc nhạc, nắm bắt các nốt nhạc, nhịp phách, sau đó chuyển các nốt nhạc lên sự di chuyển của đầu ngón tay trên bàn phím, đòi hỏi trẻ phải tập trung cao độ. Chơi đàn cũng là cách rèn cho trẻ tính nghiêm túc khi nhìn nhận 1 vấn đề.
- Tự tin hơn: Nếu chơi tốt bản nhạc đầu tiên, trẻ sẽ chơi tốt hơn những bản nhạc tiếp theo. Thành công ấy sẽ giúp trẻ tự tin hơn về khả năng của chính mình.
- Rèn nhân cách, lập trường : Học đàn piano không phải là điều dễ dàng. Trẻ cần thuộc nốt, tập trung cao và phải có tính kiên nhẫn. Những bài học đó giúp con bạn rèn luyện nhân cách và có đủ bản lĩnh để đối mặt với thử thách trong cuộc sống sau này.
- Phát huy trí tưởng tượng: Thả hồn qua âm nhạc, trẻ sẽ có điều kiện để phát huy sự sáng tạo, trí tưởng tượng của mình.
- Khả năng phân tích âm nhạc cao: Chơi tốt đàn piano, trẻ sẽ đạt khả năng thẩm âm tốt. Khi nghe một bản nhạc lạ, trẻ dễ dàng phân tích nốt trầm, bổng, nhịp đơn, lẻ của tác phẩm. Biết đâu con bạn sẽ trở thành một thiên tài âm nhạc sau này!

*** Bài viết liên quan:

-  Hướng dẫn cách luyện ngón khi chơi đàn piano

- Lớp học đàn piano cho trẻ em tại Hà Nội

- Học đàn piano tại trung tâm Magic Music

Tags: học piano, hoc dan piano

Thứ Tư, 13 tháng 5, 2015

Học đàn piano - Sự phát triển tư duy và nghệ thuật cảm thụ âm nhạc

Học đàn piano - Sự phát triển tư duy và nghệ thuật cảm thụ âm nhạc

Sự phát triển tư duy và nghệ thuật cảm thụ âm nhạc với cây đàn piano

Từ cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX, văn hóa nghệ thuật và âm nhạc phương Tây tràn vào Việt Nam đã có tác động không nhỏ đến nền âm nhạc nước nhà. Sự du nhập của cây đàn Piano - một trong những nhạc cụ phương Tây đến sớm nhất đã góp phần tạo ra một trào lưu âm nhạc mới.Theo nhiều tài liệu nghiên cứu, đàn Piano xuất hiện lần đầu ở Hà Nội vào năm 1912 nhưng phải tới những thập niên 20, 30 đàn Piano mới được biết đến nhiều hơn cùng với các nhạc cụ phương Tây khác như Violon, Violoncello, Guitare, Accordeon và các loại Kèn hơi.

Sự nghiệp đào tạo chuyên nghiệp đàn Piano ở Việt Nam được hình thành cùng với sự ra đời của các Trung tâm đào tạo âm nhạc lớn trên cả nước: Trường âm nhạc Việt Nam - năm 1956 (nay là Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam), Trường Quốc gia âm nhạc và kịch nghệ Sài Gòn - năm 1956 (nay là Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh), Trường Quốc gia âm nhạc và kịch nghệ Huế - năm 1962 (nay là Học viện Âm nhạc Huế).

Cây đàn Piano là một nhạc cụ có khả năng diễn tả rất phong phú: Sự chuẩn xác về cao độ, vẻ đẹp của âm thanh biểu hiện được nhiều loại sắc thái, sự tinh tế của phím đàn, sự thuận lợi trong việc kết hợp các chồng âm cùng lúc tạo nên màu sắc hòa âm có thể thay thế dàn nhạc đã tạo nên hiệu quả nghệ thuật rất lớn của cây đàn Piano khi sử dụng. Chính vì vậy đàn Piano là một nhạc cụ phổ thông rất cần thiết cho những người hoạt động âm nhạc chuyên nghiệp.

Tại các trường âm nhạc, Piano là môn học bổ trợ rất cần thiết đối với mọi chuyên ngành (Sáng tác, Lý luận, Chỉ huy, Thanh nhạc, nhóm các nhạc cụ Giao hưởng, nhạc cụ Dân tộc...). Việc nắm vững kỹ thuật đàn Piano sẽ tạo ra những điều kiện thuận lợi cho người học được tiếp cận với các tác phẩm âm nhạc kinh điển, hiểu được đặc điểm âm nhạc của từng giai đoạn, phong cách sáng tác và ngôn ngữ  âm nhạc  của các nhạc sĩ...để có thể nghiên cứu chuyên sâu vào ngành học của mình. Ví như, với ngành Sáng tác, Piano giúp cho người viết cảm nhận được hiệu quả tác phẩm.

Thực tế đã chứng minh rằng người học ngành Lý luận không thể nghiên cứu lý thuyết suông mà phải có sự cảm nhận âm nhạc thông qua đàn Piano, vì vậy không phải ngẫu nhiên mà chuyên gia nước ngoài khi tuyển chọn học sinh Lý luận thường yêu cầu được nghe đàn Piano để có sự đánh giá đúng năng lực và nhạc cảm của mỗi học sinh. Đối với ngành Chỉ huy, có trình độ tay đàn Piano là điều kiện tiên quyết để được tuyển chọn. Bởi vì đàn Piano chính là dàn nhạc thu nhỏ, thông qua Piano người chỉ huy có thể dễ dàng nghiên cứu tổng phổ, nắm vững các bè để làm việc với dàn nhạc đạt hiệu quả.


Học đàn piano - Giúp phát triển tư duy và cảm thụ âm nhạc

Ngoài ra, đối với các chuyên ngành khác việc biết đàn Piano sẽ giúp người học phát triển tư duy đa âm thanh, làm quen với những màu sắc hòa âm khác nhau, có khái niệm rõ ràng về hòa âm, phức điệu, phần bè đệm..., vì đặc trưng của những nhạc cụ phương Tây và Dân tộc là chỉ đảm nhiệm phần giai điệu, hạn chế về các bè...Đàn Piano tạo điều kiện mở rộng tai nghe một cách phong phú hơn, phát triển khả năng hoạt động nhanh nhẹn, linh hoạt của ngón tay, cổ tay.

Đối với chuyên ngành Kèn gỗ Giao hưởng, việc chơi đàn Piano sẽ tạo được sự cân bằng lực cho cho các ngón tay. Với chuyên ngành Gõ, Piano sẽ giúp người học bổ sung phần định âm ...Không chỉ đóng vai trò quan trọng đối với các chuyên ngành, đàn Piano còn là phương tiện hỗ trợ vô cùng cần thiết trong giảng dạy âm nhạc. Tại Nhạc viện các nước, bất cứ một giờ học các môn kiến thức âm nhạc nào (Hòa thanh, Hợp xướng, Ký xướng âm, Lịch sử âm  nhạc, Phức điệu, Phân tích tác phẩm, Đọc tổng phổ...) cũng cần có sự trợ giúp của cây đàn Piano.

Nói như vậy để thấy rằng việc nắm vững kỹ thuật đàn Piano là vô cùng cần thiết đối với bất cứ ai nghiên cứu âm nhạc ở môi trường chuyên nghiệp. Chính vì ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển tư duy âm nhạc, nâng cao trình độ cảm thụ nghệ thuật mà môn Piano được thiết kế trong chương trình đào tạo của một số chuyên ngành tại các trường âm nhạc.

Tuy nhiên vấn đề giảng dạy môn Piano phổ thông vẫn còn nhiều điều đáng quan tâm. Học sinh ở các trường âm nhạc được học đàn Piano trong một khoảng thời gian khá dài (6-7 năm) từ Trung học lên Đại học nhưng nhìn chung kết quả thu được chưa thật sự khả quan. Người học phần lớn chưa ứng dụng trình độ tay đàn Piano của mình vào công việc thực tế.

Đơn cử như đối với chuyên ngành Sáng tác (một ngành học đòi hỏi phải có kỹ thuật đàn Piano khá vững vàng): Tại các Nhạc viện hàng năm có không ít tác phẩm viết cho Piano nhưng thật sự có bao nhiêu tác phẩm có chất lượng được sử dụng? Rất ít tác phẩm viết cho đàn Piano được thẩm định về giá trị nghệ thuật (trong số 25 tác phẩm ở lĩnh vực khí nhạc đoạt giải của Hội Nhạc sĩ Việt Nam – năm 2010, cũng chỉ có duy nhất một tác phẩm viết cho đàn Piano – Chùm hoa Việt Nam của nhạc sĩ Đặng Hữu Phúc).

Tác phẩm viết cho đàn Piano nhưng không dựa trên sự nắm vững về kỹ thuật và khả năng diễn tấu của cây đàn mà chỉ dựa vào sự tưởng tượng của người viết thì chắc chắn tác phẩm đó không thể có giá trị nghệ thuật cao. Trên thế giới các nhạc sĩ tên tuổi đều là những nghệ sĩ Piano kiệt xuất trước khi trở thành những nhạc sĩ sáng tác thiên tài

(W.A.Mozart, L.V Beethoven, R.Schumann, F. Chopin, P. Tchaikovsky, A.Rubinstein...).

*** Bài viết liên quan:

- Lớp học đàn piano cho trẻ em tại Hà Nội

- Những lý do để bạn quyết định học chơi đàn piano

- Học đàn piano tại trung tâm Magic Music

Tags: học piano, hoc dan piano

TRUNG TÂM MAGIC MUSIC

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by magicmusicschool.com.vn | Sửa bếp gas | Sửa bếp từ | Sửa lò vi sóng | Sửa lò nướng | Sửa máy rửa bát | Sửa máy hút mùi