TRUNG TÂM ĐÀO TẠO ÂM NHẠC MAGIC MUSIC

Thứ Hai, 29 tháng 6, 2015

Phát triển trí thông minh cho trẻ bằng âm nhạc

Phát triển trí thông minh cho trẻ bằng âm nhạc

Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy âm nhạc là một trong những cách tốt nhất giúp phát triển trí thông minh và giải tỏa mọi lo âu căng thẳng. Người ta thường nghe nhạc sau những giờ học tập và làm việc căng thẳng. Cho trẻ nghe nhạc từ trong bụng mẹ và học nhạc ở độ tuổi mầm non là giúp trẻ phát triển trí thông minh tối ưu.

Ảnh minh họa: Phát triển trí thông minh cho trẻ bằng âm nhạc

Đặc biệt, dạy trẻ bằng âm nhạc giúp trẻ thích thú hơn, tiếp thu kiến thức nhanh hơn và có khả năng nhớ lâu hơn. Nếu chỉ nói suông những kiến thức bạn muốn dạy con thì bé sẽ không thích bằng việc bạn tìm một bài hát, hay có thể là tự nghĩ ra những giai điệu nào đó để dạy cho bé. Bạn và con có thể tự sáng tác ra các bài hát cho các hoạt động bé làm hằng ngày, đánh rang hay tập thể dụng chẳng hạn. Hãy đưa âm nhạc vào cuộc sống hằng ngày để vui tươi hơn và hỗ trợ sự phát triển của bé một cách tốt nhất?

Sau đây là 10 cách phát triển trí não cho trẻ bằng âm nhạc từ báo mà chúng tôi sưu tầm được

1. Hãy bắt đầu ngày mới bằng một bài hát: Dậy đi thôi mau dậy bạn ơi chim hót vang khi thấy ông mặt trời… Bài hát trước khi chải răng. Chải răng trắng nào. Chải răng trắng nào. Cùng chải răng. Cùng chải răng. Cùng chải răng thật trắng nào. Cùng chải răng thật trắng nào. Cùng chải răng. Hát theo nhạc bài Kìa con bướm vàng. Bài hát chúc bé ngủ ngon. Nói chung, hãy dùng âm nhạc để diễn tả các hoạt động trong mức có thể.

2. Hát về bất cứ cái gì, con gì, quả gì… mà bé nhìn thấy trong sách, trên đường phố hay trong phim để bé liên kết được kiến thức đã học với thực tế. Ví dụ ăn cơm trứng thì hát bài có quả trứng. Nhìn thấy bạn mèo thì hát bài con mèo. Đi vườn thú thấy con voi thì hát Chú voi con…Đây là cách giúp trẻ dể hình dung về kiến thức và có thể nhớ lâu hơn.

3. Bật nhạc không lời trong các bữa ăn. Nhưng nhớ là nhạc chứ không phải đĩa hình vì bé sẽ xem thay vì tập trung vào ăn.

4. Bật nhạc sôi nổi, tiết tấu nhanh và nhảy cùng bé. Đây là cách giúp bạn có thể chơi cùng bé để tạo sự thân thiết với con đồng thời giúp con phát triển khả năng nhại bén khi phải bắt nhịp theo những tiết tấu nhanh.

5. Hát ru hay bật những bài hát ru cho trẻ trước khi ngủ. Hãy để âm nhạc giúp bé quên đi những hoạt động ban ngày và có một giấc ngủ ngon.


6. Bật cho trẻ nghe độc tấu các loại nhạc cụ để trẻ phân biệt được các loại nhạc cụ và âm thanh của chúng. Việc phân biệt các âm thanh từ các loại nhạc cụ hỗ trợ phát triển trí não cho bé rất cao. Đây là lí do vì sao các bố mẹ nên cho trẻ học nhạc cụ ở độ tuổi mầm non.

7. Trao đổi với cô giáo ở trường để biết bé học những bài hát gì, trường hay bật đĩa gì để mua và cũng bật ở nhà cho bé nghe. Hát cùng bé những bài hát bé học ở trường để bé nhớ.

8. Khi bé được 5 tuổi hãy cho bé thử học nhạc nếu bé thích. Học nhạc, tập chơi nhạc hằng ngày giúp bé tăng khả năng tập trung, tư duy, phối hợp vận động, rèn tính kiên nhẫn và biểu diễn nhạc giúp bé trở nên tự tin hơn.

9. Giúp bé ôn các bài hát và học thêm một bài hát mới mỗi ngày mà bạn có thể tìm trên internet. Bé có thể nghe các bài hát bằng các ngôn ngữ khác nhau chứ không phải chỉ tiếng Việt. Điều này giúp bé rèn thính giác nghe được các âm khác nhau trong các ngôn ngữ khác nhau, rèn bộ máy phát âm để phát âm được các âm khác nhau giúp bé học bất cứ một ngôn ngữ nào sau này một cách đơn giản.

 10. Làm các nhạc cụ đơn giản như xúc xắc, trống ống bơ, đàn bằng dây chun, đàn nước… cùng bé và để bé tự khám phá và sáng tác nhạc của mình.

Hãy để âm nhạc đi vào cuộc sống của bé từ nhỏ vì âm nhạc luôn mang đến những điều kì diệu.

**** Bài viết liên quan:

- Có nên cho trẻ 3 tuổi học piano không
- Có nên cho trẻ học nhiều loại nhạc cụ?
- Vì sao rất nhiều gia đình cho con đi học piano, đã nhanh chóng đi tới phá sản?

Tag: học piano, học đàn piano, lớp học đàn piano cho trẻ tại Hà Nội, học piano tại Hà Nội

Thứ Năm, 25 tháng 6, 2015

Có nên cho trẻ 3 tuổi học đàn piano không?

Có nên cho trẻ 3 tuổi học đàn piano không? 

Những lí do cho bé học nhạc

Cho con đi học nhạc không còn là chuyện quá xa vời đối với nhiều gia đình khi điều kiện kinh tế đã khá hơn. Âm nhạc sẽ giúp tâm hồn các bé phong phú hơn, tăng cường khả năng tư duy, thẩm mỹ và giúp các bé thư giản sau những giờ học căng thẳng ở trường. Theo chị Minh Hoa, tốt nghiệp Nhạc viện, hiện đang làm quản lý tại một nhà văn hoá quận thì những bé được học đàn là ở tính kỷ luật, tính tổ chức, khả năng tư duy và ít bị stress hơn. Hơn nữa, do có một “tài lẻ” nên bé sẽ tự tin hơn, giao tiếp xã hội tốt hơn.

Nhiều phụ huynh cho con đi học nhạc chỉ vì thấy các bé khác đi học nên muốn con mình cũng học cho “bằng chị bằng em”. Cũng có nhiều phụ huynh đưa ra những lí do như “Trước đây tôi học guitar rồi nên bây giờ thích cho con đi học”, “Thấy chồng chơi guitar cũng hay nên em cũng muốn con em giống anh ấy”.

Phụ huynh khác thì cho con học nhạc để bớt “quậy”, để bớt nhút nhát”: “Con trai của mình rất hiếu động nên mình muốn cho học đàn để có thể trầm tính lại”, “Mình thấy cho con đi học đàn rất tốt, vì con gái mình trước đây khi đi mẫu giáo rất nhút nhát nhưng bây giờ đã bạo dạn hơn rất nhiều. Con đi học nhạc ở trung tâm được sinh hoạt tập thể cùng với các bạn, thỉnh thoảng lại biểu diễn, thi cử nữa, nên mạnh dạn hẳn lên”

Có nhiều phụ huynh đưa ra những lí do hết sức dễ thương: “Mình cho con gái học piano để sau này lỡ nó có… thất tình thì trút vào đàn cho khuây khỏa.” hay “Mình hình dung con mình sau này là chàng sinh viên biết ôm cái đàn ghita, hoặc lướt tay trên mấy cái phím organ mà thấy hay ra phết. Các nàng bạn học lãng mạn mơ mộng chắc sẽ cho nó điểm cao”.

  Ảnh minh họa: có nên cho bé học đàn piano không 

Độ tuổi đi học nhạc thích hợp

Theo như nghiên cứu thì 6 tuổi bé có thể học được Violin, guitar, organ, ukulele. Các nhạc cụ dân tộc và trống thì bé có thể học ở khi được 8 tuổi. Kèn Saxophone từ 9 tuổi và cello từ 11 tuổi trở lên. Tuy nhiên cũng không hẳn là đến đúng độ tuổi này thì bé mới có thể học được. Trong một vài trường hợp thì bé có thể học sớm hơn 1 năm hoặc trể hơn vài năm tùy vào mỗi bé. Một ví dụ cụ thể nếu bé tương đối nhỏ dáng và tay bé hơi yếu thì học guitar lúc bé được 8 tuổi sẽ tốt hơn là 6 tuổi. Hoặc đối với Organ, bé có thể học từ lúc 5 tuổi nếu các bé khá nhại bén và thật sự yêu thích.

Riêng về Piano, độ tuổi tốt nhất để bé học một cách nghiêm túc và thực sự có hiệu quả là khi bé 6 tuổi. Nhưng bé có thể học piano từ lúc 3 tuổi. Phụ huynh nên hiểu học ở đây là cho bé tham gia lớp piano để bé vừa học vừa chơi vừa cảm thụ. Đây là giai đoạn bé làm quen với đàn, tạo cho bé một nền tản để sau này bé học tốt hơn. Nhiều phụ huynh hiểu lằm, cứ gọi là học thì lại cứ bắt bé ngồi liên tục trên đàn để tập. Điều này rất dể khiến piano trở thành nổi ám ảnh với bé. Nếu gia đình có điều kiện thì 3 tuổi phụ huynh cho bé tham gia lớp Piano để cảm thụ, để làm quen với âm nhạc tạo cơ sở để sau này các bé học tốt hơn. Nếu định hướng cho con học nhạc cụ khác thì giai đoạn 3 tuổi bạn cũng có thể cho con học Piano, vì nhạc cụ này giúp xây dựng nền tảng cho con bạn chọn một nhạc cụ khác sau này và cũng tương đối dể học, dể chơi đối với trẻ nhỏ.

**** Bài viết liên quan:

- Có nên cho trẻ học nhiều loại nhạc cụ?
- Vì sao rất nhiều gia đình cho con đi học piano, đã nhanh chóng đi tới phá sản?
- Bạn đã có hiểu biết gì về bộ môn này và hiểu gì về giáo viên dạy đàn piano 

Tag: hoc dan piano, học đàn piano tại Hà Nội, học đàn piano cho người mới bắt đầu

Thứ Tư, 24 tháng 6, 2015

Có nên cho trẻ học nhiều loại nhạc cụ?

Có nên cho trẻ học nhiều loại nhạc cụ?

Ngày nay, xu hướng cho con đi học đàn ở thành phố đã không còn xa lạ gì đối với các bậc phụ huynh. Ngay cả ở một số tỉnh thành, việc học đàn cũng dần trở nên phổ biến. Ngoài những câu hỏi đại loại như : nên cho con học đàn Piano hay học đàn Organ? Con trai học đàn Piano được không? Con gái học đàn Guitar được không? Còn nhỏ có thể học đàn Violin được không?… Còn một câu hỏi mà những phụ huynh muốn con mình học nhiều, biết nhiều thường hỏi đó là “Có thể cho bé học một lúc 2, 3 loại nhạc cụ được không?”

Ảnh minh họa: Nên cho trẻ học đàn piano

Học đàn thì tốt cho bé, học được nhiều loại đàn thì càng tốt hơn. Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn bắt con phải cùng một lúc học 2, 3 loại đàn. Ôm đồm nhiều thứ trong cùng một lúc sẽ chẳng đạt được gì, đôi khi lại còn phản tác dụng, gây cho bé nhiều áp lực và ảnh hưởng đến tinh thần. Một loại nhạc cụ đã là quá khó khăn và mất nhiều thời gian luyện tập. Trong khi đó, bé còn phải học văn hóa ở trường, lấy đâu ra thời gian luyện tập cho nhạc cụ thứ 2 thứ 3, học đàn mà không luyện cũng như không thôi.

Nếu bạn muốn con học nhiều nhạc cụ thì nên cho con học từ từ, để con chơi thành thạo một nhạc cụ rồi học tiếp nhạc cụ thứ 2. Tốt nhất là bạn nên cho con học đàn piano trước vì Piano là nhạc cụ chuẩn. Bé có thể học đàn piano từ khi chỉ mới 3 tuổi. Khi học đàn piano bé sẽ làm quen dần với việc sử dụng 2 tay một cách độc lập, học nốt và nắm vững kiến thức âm nhạc. Khi bé đã học đàn piano rồi thì việc chuyển sang học đàn Organ bé sẽ học rất nhanh, tương tự như vậy với việc hoạc đàn guitar và học đàn Violin cũng sẽ dể dàng hơn rất nhiều.

Đừng bắt con phải học một lúc nhiều loại nhạc cụ trong khi việc học đàn không thể gấp gáp. Việc học đàn đòi hỏi thời gian lâu dài, tính kiên trì và cả niềm đam mê. Hãy để con đến với âm nhạc bằng tình yêu và sự đam mê. Để âm nhạc thực hiện đúng thiên chức của nó là làm cho cuộc sống tươi đẹp hơn.


**** Bài viết liên quan:

- Vì sao rất nhiều gia đình cho con đi học piano, đã nhanh chóng đi tới phá sản?
- Bạn đã có hiểu biết gì về bộ môn này và hiểu gì về giáo viên dạy đàn piano 
- Bố mẹ có kỳ vọng cho con học chuyên nghiệp không?

Tag: hoc piano, học đàn piano tại Hà Nội, lớp học đàn piano cho trẻ em 

Thứ Ba, 23 tháng 6, 2015

Vì sao rất nhiều gia đình cho con đi học piano, đã nhanh chóng đi tới phá sản?

Vì sao rất nhiều gia đình cho con đi học piano, đã nhanh chóng đi tới phá sản?

 Đã có một vài cuộc phỏng vấn nghiêm túc với nhiều thầy giáo dạy toán giỏi và tâm huyết về niềm yêu thích học toán học của họ khi còn nhỏ, câu trả lời khá tương đồng: “Không có mấy đứa trẻ ngay từ bé đã thích học toán như nhiều người nhầm tưởng đâu! Hay nói cách khác, toán học không thể hấp dẫn đối với trẻ nhỏ, vì nó khô khan, kỷ luật và chặt chẽ! Với nhiều nghệ sĩ pianist thành danh về quãng đời ấu thơ và việc học piano của họ thời kỳ đó. Câu trả lời cũng tương tự: Rất nhiều khi chán nản và không thích thú gì, nhưng nhờ có bố/mẹ hỗ trợ nên vượt qua giai đoạn đó, có những lúc tưởng là bỏ dở vì thấy ngại học…

- Toán học và âm nhạc bác học đều yêu cầu một dạng phẩm chất trong tư duy, đó là: tính tập trung cao độ; tính thực tế khách quan, không áp đặt chủ quan! Việc luyện tập đòi hỏi một sự kỷ luật tuyệt đối- những đòi hỏi khắt khe này, đương nhiên không thỏa mãn bản tính trẻ nhỏ đó là: thích hoạt động tự do, sáng tạo, đại khái, không chịu được kỷ luật, gò bó ….

- Những hiểu biết này, sẽ khiến bạn hiểu rằng, để dự án học piano của con không rơi vào tình trạng phá sản sau một thời gian vài ba năm, bạn – trong vai trò người trợ thủ và đồng hành, phải nhìn nhận những đặc điểm kỷ luật khắt khe của môn học để có cách lựa chiều, vừa đưa con vào kỷ luật mềm, vừa không “già néo đứt dây”. Mềm mại nhưng kiên định cùng con bước qua giai đoạn những năm của giáo trình sơ cấp với một phương châm: "Mọi rào cản về tâm lý phải được soi xét và giải quyết ngay khi vừa xuất hiện, để không trở thành lối mòn, tật xấu khó chỉnh, tích tụ nhiều sẽ gây trở ngại lớn!

- Tiết luyện đàn của con tại nhà luôn được mẹ tắt các thiết bị, tạo môi trường tĩnh lặng để con dễ tập trung. Những tiết học kiểm tra định kỳ của con với cô giáo đều được thiết kế như một buổi biểu diễn nhỏ. Khi có dấu hiệu tâm lý mệt mỏi trùng với tiết học piano (đôi khi, do những rắc rối khác) thì tiết học cũng nhanh chóng được bạn đề xuất biến thành một tiết thư giãn vui vẻ như con đang chơi với cây đàn chứ không phải trả bài, luyện ngón như nó thường diễn ra...


Học Piano trẻ em cần có tính tập trung cao độ; tính thực tế khách quan, không áp đặt chủ quan

-  Thời gian đầu, bạn nên chia nhỏ thời gian cần luyện đàn của con ra thành nhiều lần trong ngày, mỗi lần 15 phút… không kéo dài, nhưng đảm bảo tổng lượng thời gian con tự luyện đàn ở nhà không ít hơn 60 phút/ngày. Việc này, giúp trẻ không nhàm chán. Việc dừng thời gian trong từng tiết luyện đàn khi trẻ vừa đủ hứng thú, khiến cho chúng không ngại sợ khi vào ngồi học lần sau… Cứ thế tăng dần thời gian tiết học một cách êm ái, không gây sốc với trẻ!

- Trong thỏa thuận với cô giáo/thầy giáo, dứt khoát bạn chủ động đề xuất có những tiết học… chỉ để thầy cô nói chuyện âm nhạc, chuyện các nghệ sĩ học đàn, luyện tập như thế nào? Kể cả những giai thoại vui về các nhà soạn nhạc lừng danh, chuyện thuở bé thầy/cô cũng học gian khó ra sao, đôi khi đơn giản chỉ là thời gian thầy trò tán gẫu ngoại đề thoải mái…. Sự đan xen luyện tập và những bài nói chuyện của thầy cô mang tính thư giãn, giải trí nhưng bồi bổ nhiều kiến thức âm nhạc, tăng thêm cho trẻ sự gắn bó/kết nối với môn học và tăng cường sự thân thiện, hòa đồng, cảm thông sâu sắc giữa thầy/cô và đứa trẻ… khiến cho không khí giờ học thêm hứng thú và đa dạng, thuận thành và êm ái với trẻ.

- Thực hành bền bỉ PHƯƠNG CHÂM KỶ LUẬT MỀM này, khiến phẩm chất nghệ thuật của đứa trẻ chuyển biến tự nhiên, thân thiện và buông lỏng tâm thế…. Nên thực chất, hiệu quả rất mỹ mãn, không khiên cưỡng và gượng ép bao giờ!


**** Bài viết liên quan:

- Bạn đã có hiểu biết gì về bộ môn này và hiểu gì về giáo viên dạy đàn piano 
- Bố mẹ có kỳ vọng cho con học chuyên nghiệp không?
- Vì sao trong giới nghệ thuật hay đề cao yếu tố “con nhà nòi”?

Tag: học piano, học đàn piano, học đàn piano cho người mới bắt đầu

Thứ Hai, 22 tháng 6, 2015

Bạn đã có hiểu biết gì về bộ môn này và hiểu gì về giáo viên dạy đàn piano


Bạn đã có hiểu biết gì về bộ môn này và hiểu gì về giáo viên dạy đàn piano 

 Quả thật, âm nhạc cổ điển - bác học ở việt nam chưa thật sự có tập quán trong tư duy và suy nghĩ của xã hội, nên nhận thức chung của xã hội về môn nghệ thuật này hết sức sơ sài.



Bạn nên xác định lộ trình rõ ràng: trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn cho trẻ

- Thật ra , để đứng trên vị trí người thầy – người nghệ sĩ pianist, quả là một quá trình khổ luyện, sáng tạo, tài năng và lao động cật lực lâu dài từ 15 - đến 20 năm và những thầy cô CÓ PHẨM CHẤT NGHỆ SĨ ĐÍCH THỰC lại thường được đào tạo rất bài bản từ bé/ hoặc từng tu nghiệp nhiều năm tại những trường và quốc gia hùng mạnh về bộ môn nghệ thuật này. Nếu ví những môn nghệ thuật là một bàn tiệc cho tâm hồn, thì văn chương là cơm tám giò chả, còn âm nhạc bác học là thứ rượu cô-nhắc được chưng cất lên men rất kỳ công!

- Người thầy- người nghệ sĩ pianist vừa là một trí thức giàu tính tư tưởng, đồng thời vừa là một người lao động chân tay cật lực/đổ mồ hôi và cả nước mắt rất nhiều trên những phím đàn; Họ phải rèn tập, khổ luyện bằng kỷ luật nghiêm khắc, làm việc bằng một tâm trí/thần kinh quân bình/tỉnh thức nhưng đồng thời lại phải có một trái tim lãng mạn rung động và thăng hoa của phẩm chất NGHỆ SĨ THẲM SÂU!

- Khi bạn thấu đạt điều này, tự đáy lòng bạn sẽ luôn mang tình cảm kính trọng , tôn vinh những người thầy/cô pianist mà mình chọn cho con học và những đồng nghiệp của họ. Tuyệt nhiên, chưa bao giờ khởi trong lòng ý nghĩ kiểu "Mình thuê thầy thì thầy phải có nhiệm vụ dạy con mình!". Thái độ tôn kính thầy cô và coi ÂM NHẠC BÁC HỌC LÀ MỘT TÔN GIÁO LỚN của bạn, có ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến tâm hồn và thái độ của con bạn đối với môn học: luôn coi đó là quan trọng, kính yêu thầy cô và tập luyện chuyên cần với nhiều nỗ lực!

- Đồng thời bạn cũng cần nhận ra tập quán thường nghĩ: “ Ừm , mình không cần con học để thành nghề, chỉ học cho BIẾT thôi!”. Hiện suy nghĩ này khá phổ biến trong phần lớn các bố/mẹ đang cho con học piano, và là một lối nghĩ nên thay đổi.

- Thực tế, trong cuộc sống cho bạn  hiểu rằng: “KHÔNG CÓ VIỆC GÌ LÀ DỄ DÀNG, với một môn học như piano cổ điển, để đạt được một thành tựu nào, dù khiêm nhường đến đâu, cũng không thể bắt đầu từ một lối tư duy chủ đạo thiếu hiểu biết “học để biết, để giải trí cho vui” - từ cách nghĩ sơ lược ấy, sẽ dẫn đến thái độ, ứng xử thiếu hiểu biết bản chất môn học/ thiếu nghiêm túc, do đó bố mẹ không đầu tư sự quan tâm đúng mức, không có tiếng nói chung đồng điệu với thầy cô của con mình, dẫn đến đứa trẻ không được nhận sự huấn luyện hoàn hảo và tâm huyết nhất!

- Do vậy, để con học piano bạn cần chuẩn bị một tâm thế rất nghiêm túc, có lộ trình rõ ràng: trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, như sau:

+ Hình thức học: một thầy - một trò - từ 4 - 5 tuổi đến 8 tuổi: Bạn hiểu rằng, tiềm năng hấp thụ âm nhạc của trẻ là rất lớn khi chúng ở tuổi thứ 4 (nghĩa là khi não bộ phát triển hoàn chỉnh và đang rỗng, tràn đầy nguyên khí trong trẻo). Bắt đầu cho trẻ tập rèn với âm nhạc cổ điển với người huấn luyện chuyên nghiệp, trên cây đàn chuyên nghiệp khi trẻ tròn 4 tuổi, là bạn đã biết cách tiết kiệm thời gian và công sức cho tương lai, vì sự bắt đầu sớm, cho phép trẻ tập dượt sớm, dần đưa trẻ đi vào hành lang của tiềm thức âm nhạc bên trong bản thể! Hơn nữa, nếu bắt đầu muộn hơn sau 10 tuổi, thì nhiều năng lực tiềm ẩn của trẻ do được đánh thức muộn... đã bị mai một, giảm theo tỷ lệ 20% mỗi năm (sau độ tuổi 10 tuổi), rất lãng phí! Giai đoạn này cô giáo sẽ giúp  con bạn thuần thục , đúng tư thế tay,  luyện tai nghe, nhạc cảm, những bài luyện và khúc nhạc ngắn theo giáo trình chuẩn chương trình sơ cấp của nhạc viện quốc gia. Lộ trình học piano của con bạn được co giãn theo sức học và tâm lý của bé, không bị áp lực nào của trường chuyên nghiệp, không nóng vội tập tác phẩmcông phu. Quãng thời gian này: mục tiêu là cùng cô rèn cho con  kỷ luật mềm, thông qua những bài luyện ngón.

+ Từ 9-10 tuổi, con sẽ được đầu tư cho tác phẩm, nhằm thúc đẩy con học có mục tiêu rõ ràng hơn. Lúc này con sẽ tỏ ra háo hức, hứng thú và bộc lộ rõ là một cô bé có phẩm chất nghệ thuật, và việc học piano/chơi piano từ đây đã có thêm mầu sắc của sự thư giãn, nghỉ ngơi sau những giờ học những môn văn hóa như toán lý hóa trên lớp…

**** Bài viết liên quan:

- Bố mẹ có kỳ vọng cho con học chuyên nghiệp không?
- Vì sao trong giới nghệ thuật hay đề cao yếu tố “con nhà nòi”?
- Vì sao lại chọn Piano cổ điển làm bộ môn nghệ thuật cơ sở cho con?

Tag: học piano, học đàn piano, học đàn piano cho người mới bắt đầu

Chủ Nhật, 21 tháng 6, 2015

Bố mẹ có kỳ vọng cho con học chuyên nghiệp không?

Bố mẹ có kỳ vọng cho con học chuyên nghiệp không?

 - Trong tập quán tư duy của người việt nam, khi nói cho trẻ khởi đầu học môn nghệ thuật gì, lập tức bạn sẽ được hỏi “học để sau là nhạc công à?” - nghĩa là: học để làm nghề! và thường kèm theo những bình luận đại khái: Nghề đấy hay /dở thế này thế kia… vân vân.


Học đàn piano để có được hiểu biết, để có phẩm chất nghệ thuật nhân văn trong tâm hồn

- Đây là một tập quán, lối nghĩa không đúng, bạn nên phải tự dỡ bỏ, Nhà giáo dục học vĩ đại người Mỹ John Dewey của thế kỷ 20, đã phát biểu một mệnh đề lớn, khái quát như sau: sự học có 4 giá trị trụ cột đó là:

1/ Học để hiểu biết;

2/ Học để chung sống (kỹ năng);

3/ Học để hướng thượng (hướng tới điều tốt đẹp Chân- Thiện- Mỹ)

4/ Học để làm nghề, kiếm sống (sinh tồn)!

- Bốn giá trị trụ cột ấy luôn có sự tương hỗ và chuyển hóa trong quá trình, do đó, theo ưu tiên thứ tự của John Dewey, bạn sẽ nhận được gợi ý quý giá rằng: HÃY cho con học Piano để có được hiểu biết /có phẩm chất nghệ thuật nhân văn trong tâm hồn về lâu dài,

- Không xác định học để trở thành nghề, đây là một nhận thức lớn để có được tâm thế người đồng hành bình tâm, khoan hòa và không đẩy áp lực ‘nghề sinh tồn – kiếm sống” lên tâm lý non nớt của trẻ, khiến bầu không khí tập luyện nhuốm mầu lo âu, nôn nóng đầy lo ngại của tâm trạng “bỏ trứng một rổ”.

- Sự nôn nóng, lo âu, căng thẳng của bố/mẹ trước câu hỏi “Không hiểu nó có thành nghề ngỗng gì không?”, lâu dần, tâm lý đầy áp lực của cha/mẹ bồi lên đứa trẻ sự căng thẳng triền miên… khiến việc học piano trở nên nặng nề khiên cưỡng, mệt mỏi mãn tính đến mức có trẻ phát sốt, hay đau bụng/buồn nôn... trước tiết học đàn, có trẻ phải nói dối vòng vo để trốn trả bài… Cuối cùng, cả thầy/trò cả cha/mẹ đều mệt mỏi rã rời…và việc bỏ học piano là thực trạng hiện hữu, chiếm tỷ lệ trên 95% số trẻ khởi đầu chọn học nhạc cụ này!


**** Bài viết liên quan:

- Vì sao trong giới nghệ thuật hay đề cao yếu tố “con nhà nòi”?
- Vì sao lại chọn Piano cổ điển làm bộ môn nghệ thuật cơ sở cho con?
- Cẩm nang dành cho trẻ mới bắt đầu học đàn piano cần biết


Tag: học đàn piano cho người mới bắt đầu, học piano, học đàn piano, cẩm nang học đàn piano, cẩm nang cho trẻ học đàn piano

Thứ Năm, 18 tháng 6, 2015

Vì sao trong giới nghệ thuật hay đề cao yếu tố “con nhà nòi” bạn có biết ?

Vì sao trong giới nghệ thuật hay đề cao yếu tố “con nhà nòi”?

Bạn đạn đang thắc mắc yếu tố con nhà nòi trong khi quyết định cho con đi học đàn piano hãy đọc bài viết dưới đây nhé

Ảnh minh họa: Học đàn piano tại Magic Music tại Hà Nội

- Khi tìm hiểu căn cội vấn đề để quyết định cho con học Piano, bạn thường được nghe một câu nói cửa miệng của nhiều người “À, môn ấy là môn dành cho con nhà nòi!” “Nghệ sĩ ấy là con nhà nòi!”… điều này ngụ ý đến tính truyền thống, tiếp nối trong gia đình (kiểu như trong nhà có bố/mẹ hay cô/dì/chú/bác) hoạt động trong lĩnh vực ấy. Như vậy, “con nhà nòi” trở thành một điều kiện (lợi thế) quan trọng để đứa trẻ có hay không cơ hội tinh tấn trên con đường rèn tập khổ luyện âm nhạc cổ điển!

-  Bạn cần nhận ra rằng, ngoài yếu tố tạo môi trường âm nhạc phong phú, dồi dào cho tâm thức trẻ được vùng vẫy trong đó, yếu tố “con nhà nòi” còn cho bạn một hiểu biết lớn, như sau:

+ Người học piano ở một góc độ nào đó, là người học nghề thủ công, đòi hỏi sự khéo léo, thuần thục. Có câu: "trăm hay không bằng tay quen", khác với học toán học văn… học piano (hay những nhạc cụ khác) người học trò (hay con cái) không chỉ lĩnh hội ở thầy tinh thần và lý thuyết… mà bắt buộc phải học ở thầy (hay cha/mẹ) sự thao tác, luyện tập ngón, làm việc trên phím đàn theo cách thức quan sát và bắt trước.  Đây là phương pháp học piano không có cách nào thay thế được.

+ Và, để bù lại việc thiếu hụt yếu tố “con nhà nòi” vốn có môi trường Quan sát và bắt trước từ cha/mẹ hay người thân trong gia đình; bạn nên chọn phương án tăng tiết học piano trong tuần cho con:
* Từ 5 - 6 tuổi con nên học piano là 4 - 5 tiết/tuần;
* Từ 6 - 10 tuổi con nên học piano là 3 - 4 tiết/tuần;
* Từ 11 tuổi đến nay: từ 2 - 3 tiết/tuần…
* Ngoại lệ, vào mùa nghỉ hè, số tiết có thể tăng lên, và mùa thi cao điểm ở trường phổ thông, số tiết có thể tạm thời giảm xuống chút ít.

+ Việc tăng thêm tiết học, giúp con bạn có thêm cơ hội QUAN SÁT VÀ BẮT CHƯỚC thầy giáo -  người nghệ sĩ pianist nhiều hơn, tương đương như yếu tố ‘con nhà nòi!”

**** Bài viết liên quan:

Con có năng khiếu âm nhạc bẩm sinh không?
- Vì sao lại chọn Piano cổ điển làm bộ môn nghệ thuật cơ sở cho con?
- Cẩm nang dành cho trẻ mới bắt đầu học đàn piano cần biết


Tag: học đàn piano cho người mới bắt đầu, học piano, học đàn piano, cẩm nang học đàn piano, cẩm nang cho trẻ học đàn piano

TRUNG TÂM MAGIC MUSIC

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by magicmusicschool.com.vn | Sửa bếp gas | Sửa bếp từ | Sửa lò vi sóng | Sửa lò nướng | Sửa máy rửa bát | Sửa máy hút mùi