TRUNG TÂM ĐÀO TẠO ÂM NHẠC MAGIC MUSIC

Thứ Hai, 29 tháng 6, 2015

Phát triển trí thông minh cho trẻ bằng âm nhạc

Phát triển trí thông minh cho trẻ bằng âm nhạc

Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy âm nhạc là một trong những cách tốt nhất giúp phát triển trí thông minh và giải tỏa mọi lo âu căng thẳng. Người ta thường nghe nhạc sau những giờ học tập và làm việc căng thẳng. Cho trẻ nghe nhạc từ trong bụng mẹ và học nhạc ở độ tuổi mầm non là giúp trẻ phát triển trí thông minh tối ưu.

Ảnh minh họa: Phát triển trí thông minh cho trẻ bằng âm nhạc

Đặc biệt, dạy trẻ bằng âm nhạc giúp trẻ thích thú hơn, tiếp thu kiến thức nhanh hơn và có khả năng nhớ lâu hơn. Nếu chỉ nói suông những kiến thức bạn muốn dạy con thì bé sẽ không thích bằng việc bạn tìm một bài hát, hay có thể là tự nghĩ ra những giai điệu nào đó để dạy cho bé. Bạn và con có thể tự sáng tác ra các bài hát cho các hoạt động bé làm hằng ngày, đánh rang hay tập thể dụng chẳng hạn. Hãy đưa âm nhạc vào cuộc sống hằng ngày để vui tươi hơn và hỗ trợ sự phát triển của bé một cách tốt nhất?

Sau đây là 10 cách phát triển trí não cho trẻ bằng âm nhạc từ báo mà chúng tôi sưu tầm được

1. Hãy bắt đầu ngày mới bằng một bài hát: Dậy đi thôi mau dậy bạn ơi chim hót vang khi thấy ông mặt trời… Bài hát trước khi chải răng. Chải răng trắng nào. Chải răng trắng nào. Cùng chải răng. Cùng chải răng. Cùng chải răng thật trắng nào. Cùng chải răng thật trắng nào. Cùng chải răng. Hát theo nhạc bài Kìa con bướm vàng. Bài hát chúc bé ngủ ngon. Nói chung, hãy dùng âm nhạc để diễn tả các hoạt động trong mức có thể.

2. Hát về bất cứ cái gì, con gì, quả gì… mà bé nhìn thấy trong sách, trên đường phố hay trong phim để bé liên kết được kiến thức đã học với thực tế. Ví dụ ăn cơm trứng thì hát bài có quả trứng. Nhìn thấy bạn mèo thì hát bài con mèo. Đi vườn thú thấy con voi thì hát Chú voi con…Đây là cách giúp trẻ dể hình dung về kiến thức và có thể nhớ lâu hơn.

3. Bật nhạc không lời trong các bữa ăn. Nhưng nhớ là nhạc chứ không phải đĩa hình vì bé sẽ xem thay vì tập trung vào ăn.

4. Bật nhạc sôi nổi, tiết tấu nhanh và nhảy cùng bé. Đây là cách giúp bạn có thể chơi cùng bé để tạo sự thân thiết với con đồng thời giúp con phát triển khả năng nhại bén khi phải bắt nhịp theo những tiết tấu nhanh.

5. Hát ru hay bật những bài hát ru cho trẻ trước khi ngủ. Hãy để âm nhạc giúp bé quên đi những hoạt động ban ngày và có một giấc ngủ ngon.


6. Bật cho trẻ nghe độc tấu các loại nhạc cụ để trẻ phân biệt được các loại nhạc cụ và âm thanh của chúng. Việc phân biệt các âm thanh từ các loại nhạc cụ hỗ trợ phát triển trí não cho bé rất cao. Đây là lí do vì sao các bố mẹ nên cho trẻ học nhạc cụ ở độ tuổi mầm non.

7. Trao đổi với cô giáo ở trường để biết bé học những bài hát gì, trường hay bật đĩa gì để mua và cũng bật ở nhà cho bé nghe. Hát cùng bé những bài hát bé học ở trường để bé nhớ.

8. Khi bé được 5 tuổi hãy cho bé thử học nhạc nếu bé thích. Học nhạc, tập chơi nhạc hằng ngày giúp bé tăng khả năng tập trung, tư duy, phối hợp vận động, rèn tính kiên nhẫn và biểu diễn nhạc giúp bé trở nên tự tin hơn.

9. Giúp bé ôn các bài hát và học thêm một bài hát mới mỗi ngày mà bạn có thể tìm trên internet. Bé có thể nghe các bài hát bằng các ngôn ngữ khác nhau chứ không phải chỉ tiếng Việt. Điều này giúp bé rèn thính giác nghe được các âm khác nhau trong các ngôn ngữ khác nhau, rèn bộ máy phát âm để phát âm được các âm khác nhau giúp bé học bất cứ một ngôn ngữ nào sau này một cách đơn giản.

 10. Làm các nhạc cụ đơn giản như xúc xắc, trống ống bơ, đàn bằng dây chun, đàn nước… cùng bé và để bé tự khám phá và sáng tác nhạc của mình.

Hãy để âm nhạc đi vào cuộc sống của bé từ nhỏ vì âm nhạc luôn mang đến những điều kì diệu.

**** Bài viết liên quan:

- Có nên cho trẻ 3 tuổi học piano không
- Có nên cho trẻ học nhiều loại nhạc cụ?
- Vì sao rất nhiều gia đình cho con đi học piano, đã nhanh chóng đi tới phá sản?

Tag: học piano, học đàn piano, lớp học đàn piano cho trẻ tại Hà Nội, học piano tại Hà Nội

Thứ Năm, 25 tháng 6, 2015

Có nên cho trẻ 3 tuổi học đàn piano không?

Có nên cho trẻ 3 tuổi học đàn piano không? 

Những lí do cho bé học nhạc

Cho con đi học nhạc không còn là chuyện quá xa vời đối với nhiều gia đình khi điều kiện kinh tế đã khá hơn. Âm nhạc sẽ giúp tâm hồn các bé phong phú hơn, tăng cường khả năng tư duy, thẩm mỹ và giúp các bé thư giản sau những giờ học căng thẳng ở trường. Theo chị Minh Hoa, tốt nghiệp Nhạc viện, hiện đang làm quản lý tại một nhà văn hoá quận thì những bé được học đàn là ở tính kỷ luật, tính tổ chức, khả năng tư duy và ít bị stress hơn. Hơn nữa, do có một “tài lẻ” nên bé sẽ tự tin hơn, giao tiếp xã hội tốt hơn.

Nhiều phụ huynh cho con đi học nhạc chỉ vì thấy các bé khác đi học nên muốn con mình cũng học cho “bằng chị bằng em”. Cũng có nhiều phụ huynh đưa ra những lí do như “Trước đây tôi học guitar rồi nên bây giờ thích cho con đi học”, “Thấy chồng chơi guitar cũng hay nên em cũng muốn con em giống anh ấy”.

Phụ huynh khác thì cho con học nhạc để bớt “quậy”, để bớt nhút nhát”: “Con trai của mình rất hiếu động nên mình muốn cho học đàn để có thể trầm tính lại”, “Mình thấy cho con đi học đàn rất tốt, vì con gái mình trước đây khi đi mẫu giáo rất nhút nhát nhưng bây giờ đã bạo dạn hơn rất nhiều. Con đi học nhạc ở trung tâm được sinh hoạt tập thể cùng với các bạn, thỉnh thoảng lại biểu diễn, thi cử nữa, nên mạnh dạn hẳn lên”

Có nhiều phụ huynh đưa ra những lí do hết sức dễ thương: “Mình cho con gái học piano để sau này lỡ nó có… thất tình thì trút vào đàn cho khuây khỏa.” hay “Mình hình dung con mình sau này là chàng sinh viên biết ôm cái đàn ghita, hoặc lướt tay trên mấy cái phím organ mà thấy hay ra phết. Các nàng bạn học lãng mạn mơ mộng chắc sẽ cho nó điểm cao”.

  Ảnh minh họa: có nên cho bé học đàn piano không 

Độ tuổi đi học nhạc thích hợp

Theo như nghiên cứu thì 6 tuổi bé có thể học được Violin, guitar, organ, ukulele. Các nhạc cụ dân tộc và trống thì bé có thể học ở khi được 8 tuổi. Kèn Saxophone từ 9 tuổi và cello từ 11 tuổi trở lên. Tuy nhiên cũng không hẳn là đến đúng độ tuổi này thì bé mới có thể học được. Trong một vài trường hợp thì bé có thể học sớm hơn 1 năm hoặc trể hơn vài năm tùy vào mỗi bé. Một ví dụ cụ thể nếu bé tương đối nhỏ dáng và tay bé hơi yếu thì học guitar lúc bé được 8 tuổi sẽ tốt hơn là 6 tuổi. Hoặc đối với Organ, bé có thể học từ lúc 5 tuổi nếu các bé khá nhại bén và thật sự yêu thích.

Riêng về Piano, độ tuổi tốt nhất để bé học một cách nghiêm túc và thực sự có hiệu quả là khi bé 6 tuổi. Nhưng bé có thể học piano từ lúc 3 tuổi. Phụ huynh nên hiểu học ở đây là cho bé tham gia lớp piano để bé vừa học vừa chơi vừa cảm thụ. Đây là giai đoạn bé làm quen với đàn, tạo cho bé một nền tản để sau này bé học tốt hơn. Nhiều phụ huynh hiểu lằm, cứ gọi là học thì lại cứ bắt bé ngồi liên tục trên đàn để tập. Điều này rất dể khiến piano trở thành nổi ám ảnh với bé. Nếu gia đình có điều kiện thì 3 tuổi phụ huynh cho bé tham gia lớp Piano để cảm thụ, để làm quen với âm nhạc tạo cơ sở để sau này các bé học tốt hơn. Nếu định hướng cho con học nhạc cụ khác thì giai đoạn 3 tuổi bạn cũng có thể cho con học Piano, vì nhạc cụ này giúp xây dựng nền tảng cho con bạn chọn một nhạc cụ khác sau này và cũng tương đối dể học, dể chơi đối với trẻ nhỏ.

**** Bài viết liên quan:

- Có nên cho trẻ học nhiều loại nhạc cụ?
- Vì sao rất nhiều gia đình cho con đi học piano, đã nhanh chóng đi tới phá sản?
- Bạn đã có hiểu biết gì về bộ môn này và hiểu gì về giáo viên dạy đàn piano 

Tag: hoc dan piano, học đàn piano tại Hà Nội, học đàn piano cho người mới bắt đầu

Thứ Tư, 24 tháng 6, 2015

Có nên cho trẻ học nhiều loại nhạc cụ?

Có nên cho trẻ học nhiều loại nhạc cụ?

Ngày nay, xu hướng cho con đi học đàn ở thành phố đã không còn xa lạ gì đối với các bậc phụ huynh. Ngay cả ở một số tỉnh thành, việc học đàn cũng dần trở nên phổ biến. Ngoài những câu hỏi đại loại như : nên cho con học đàn Piano hay học đàn Organ? Con trai học đàn Piano được không? Con gái học đàn Guitar được không? Còn nhỏ có thể học đàn Violin được không?… Còn một câu hỏi mà những phụ huynh muốn con mình học nhiều, biết nhiều thường hỏi đó là “Có thể cho bé học một lúc 2, 3 loại nhạc cụ được không?”

Ảnh minh họa: Nên cho trẻ học đàn piano

Học đàn thì tốt cho bé, học được nhiều loại đàn thì càng tốt hơn. Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn bắt con phải cùng một lúc học 2, 3 loại đàn. Ôm đồm nhiều thứ trong cùng một lúc sẽ chẳng đạt được gì, đôi khi lại còn phản tác dụng, gây cho bé nhiều áp lực và ảnh hưởng đến tinh thần. Một loại nhạc cụ đã là quá khó khăn và mất nhiều thời gian luyện tập. Trong khi đó, bé còn phải học văn hóa ở trường, lấy đâu ra thời gian luyện tập cho nhạc cụ thứ 2 thứ 3, học đàn mà không luyện cũng như không thôi.

Nếu bạn muốn con học nhiều nhạc cụ thì nên cho con học từ từ, để con chơi thành thạo một nhạc cụ rồi học tiếp nhạc cụ thứ 2. Tốt nhất là bạn nên cho con học đàn piano trước vì Piano là nhạc cụ chuẩn. Bé có thể học đàn piano từ khi chỉ mới 3 tuổi. Khi học đàn piano bé sẽ làm quen dần với việc sử dụng 2 tay một cách độc lập, học nốt và nắm vững kiến thức âm nhạc. Khi bé đã học đàn piano rồi thì việc chuyển sang học đàn Organ bé sẽ học rất nhanh, tương tự như vậy với việc hoạc đàn guitar và học đàn Violin cũng sẽ dể dàng hơn rất nhiều.

Đừng bắt con phải học một lúc nhiều loại nhạc cụ trong khi việc học đàn không thể gấp gáp. Việc học đàn đòi hỏi thời gian lâu dài, tính kiên trì và cả niềm đam mê. Hãy để con đến với âm nhạc bằng tình yêu và sự đam mê. Để âm nhạc thực hiện đúng thiên chức của nó là làm cho cuộc sống tươi đẹp hơn.


**** Bài viết liên quan:

- Vì sao rất nhiều gia đình cho con đi học piano, đã nhanh chóng đi tới phá sản?
- Bạn đã có hiểu biết gì về bộ môn này và hiểu gì về giáo viên dạy đàn piano 
- Bố mẹ có kỳ vọng cho con học chuyên nghiệp không?

Tag: hoc piano, học đàn piano tại Hà Nội, lớp học đàn piano cho trẻ em 

Thứ Ba, 23 tháng 6, 2015

Vì sao rất nhiều gia đình cho con đi học piano, đã nhanh chóng đi tới phá sản?

Vì sao rất nhiều gia đình cho con đi học piano, đã nhanh chóng đi tới phá sản?

 Đã có một vài cuộc phỏng vấn nghiêm túc với nhiều thầy giáo dạy toán giỏi và tâm huyết về niềm yêu thích học toán học của họ khi còn nhỏ, câu trả lời khá tương đồng: “Không có mấy đứa trẻ ngay từ bé đã thích học toán như nhiều người nhầm tưởng đâu! Hay nói cách khác, toán học không thể hấp dẫn đối với trẻ nhỏ, vì nó khô khan, kỷ luật và chặt chẽ! Với nhiều nghệ sĩ pianist thành danh về quãng đời ấu thơ và việc học piano của họ thời kỳ đó. Câu trả lời cũng tương tự: Rất nhiều khi chán nản và không thích thú gì, nhưng nhờ có bố/mẹ hỗ trợ nên vượt qua giai đoạn đó, có những lúc tưởng là bỏ dở vì thấy ngại học…

- Toán học và âm nhạc bác học đều yêu cầu một dạng phẩm chất trong tư duy, đó là: tính tập trung cao độ; tính thực tế khách quan, không áp đặt chủ quan! Việc luyện tập đòi hỏi một sự kỷ luật tuyệt đối- những đòi hỏi khắt khe này, đương nhiên không thỏa mãn bản tính trẻ nhỏ đó là: thích hoạt động tự do, sáng tạo, đại khái, không chịu được kỷ luật, gò bó ….

- Những hiểu biết này, sẽ khiến bạn hiểu rằng, để dự án học piano của con không rơi vào tình trạng phá sản sau một thời gian vài ba năm, bạn – trong vai trò người trợ thủ và đồng hành, phải nhìn nhận những đặc điểm kỷ luật khắt khe của môn học để có cách lựa chiều, vừa đưa con vào kỷ luật mềm, vừa không “già néo đứt dây”. Mềm mại nhưng kiên định cùng con bước qua giai đoạn những năm của giáo trình sơ cấp với một phương châm: "Mọi rào cản về tâm lý phải được soi xét và giải quyết ngay khi vừa xuất hiện, để không trở thành lối mòn, tật xấu khó chỉnh, tích tụ nhiều sẽ gây trở ngại lớn!

- Tiết luyện đàn của con tại nhà luôn được mẹ tắt các thiết bị, tạo môi trường tĩnh lặng để con dễ tập trung. Những tiết học kiểm tra định kỳ của con với cô giáo đều được thiết kế như một buổi biểu diễn nhỏ. Khi có dấu hiệu tâm lý mệt mỏi trùng với tiết học piano (đôi khi, do những rắc rối khác) thì tiết học cũng nhanh chóng được bạn đề xuất biến thành một tiết thư giãn vui vẻ như con đang chơi với cây đàn chứ không phải trả bài, luyện ngón như nó thường diễn ra...


Học Piano trẻ em cần có tính tập trung cao độ; tính thực tế khách quan, không áp đặt chủ quan

-  Thời gian đầu, bạn nên chia nhỏ thời gian cần luyện đàn của con ra thành nhiều lần trong ngày, mỗi lần 15 phút… không kéo dài, nhưng đảm bảo tổng lượng thời gian con tự luyện đàn ở nhà không ít hơn 60 phút/ngày. Việc này, giúp trẻ không nhàm chán. Việc dừng thời gian trong từng tiết luyện đàn khi trẻ vừa đủ hứng thú, khiến cho chúng không ngại sợ khi vào ngồi học lần sau… Cứ thế tăng dần thời gian tiết học một cách êm ái, không gây sốc với trẻ!

- Trong thỏa thuận với cô giáo/thầy giáo, dứt khoát bạn chủ động đề xuất có những tiết học… chỉ để thầy cô nói chuyện âm nhạc, chuyện các nghệ sĩ học đàn, luyện tập như thế nào? Kể cả những giai thoại vui về các nhà soạn nhạc lừng danh, chuyện thuở bé thầy/cô cũng học gian khó ra sao, đôi khi đơn giản chỉ là thời gian thầy trò tán gẫu ngoại đề thoải mái…. Sự đan xen luyện tập và những bài nói chuyện của thầy cô mang tính thư giãn, giải trí nhưng bồi bổ nhiều kiến thức âm nhạc, tăng thêm cho trẻ sự gắn bó/kết nối với môn học và tăng cường sự thân thiện, hòa đồng, cảm thông sâu sắc giữa thầy/cô và đứa trẻ… khiến cho không khí giờ học thêm hứng thú và đa dạng, thuận thành và êm ái với trẻ.

- Thực hành bền bỉ PHƯƠNG CHÂM KỶ LUẬT MỀM này, khiến phẩm chất nghệ thuật của đứa trẻ chuyển biến tự nhiên, thân thiện và buông lỏng tâm thế…. Nên thực chất, hiệu quả rất mỹ mãn, không khiên cưỡng và gượng ép bao giờ!


**** Bài viết liên quan:

- Bạn đã có hiểu biết gì về bộ môn này và hiểu gì về giáo viên dạy đàn piano 
- Bố mẹ có kỳ vọng cho con học chuyên nghiệp không?
- Vì sao trong giới nghệ thuật hay đề cao yếu tố “con nhà nòi”?

Tag: học piano, học đàn piano, học đàn piano cho người mới bắt đầu

Thứ Hai, 22 tháng 6, 2015

Bạn đã có hiểu biết gì về bộ môn này và hiểu gì về giáo viên dạy đàn piano


Bạn đã có hiểu biết gì về bộ môn này và hiểu gì về giáo viên dạy đàn piano 

 Quả thật, âm nhạc cổ điển - bác học ở việt nam chưa thật sự có tập quán trong tư duy và suy nghĩ của xã hội, nên nhận thức chung của xã hội về môn nghệ thuật này hết sức sơ sài.



Bạn nên xác định lộ trình rõ ràng: trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn cho trẻ

- Thật ra , để đứng trên vị trí người thầy – người nghệ sĩ pianist, quả là một quá trình khổ luyện, sáng tạo, tài năng và lao động cật lực lâu dài từ 15 - đến 20 năm và những thầy cô CÓ PHẨM CHẤT NGHỆ SĨ ĐÍCH THỰC lại thường được đào tạo rất bài bản từ bé/ hoặc từng tu nghiệp nhiều năm tại những trường và quốc gia hùng mạnh về bộ môn nghệ thuật này. Nếu ví những môn nghệ thuật là một bàn tiệc cho tâm hồn, thì văn chương là cơm tám giò chả, còn âm nhạc bác học là thứ rượu cô-nhắc được chưng cất lên men rất kỳ công!

- Người thầy- người nghệ sĩ pianist vừa là một trí thức giàu tính tư tưởng, đồng thời vừa là một người lao động chân tay cật lực/đổ mồ hôi và cả nước mắt rất nhiều trên những phím đàn; Họ phải rèn tập, khổ luyện bằng kỷ luật nghiêm khắc, làm việc bằng một tâm trí/thần kinh quân bình/tỉnh thức nhưng đồng thời lại phải có một trái tim lãng mạn rung động và thăng hoa của phẩm chất NGHỆ SĨ THẲM SÂU!

- Khi bạn thấu đạt điều này, tự đáy lòng bạn sẽ luôn mang tình cảm kính trọng , tôn vinh những người thầy/cô pianist mà mình chọn cho con học và những đồng nghiệp của họ. Tuyệt nhiên, chưa bao giờ khởi trong lòng ý nghĩ kiểu "Mình thuê thầy thì thầy phải có nhiệm vụ dạy con mình!". Thái độ tôn kính thầy cô và coi ÂM NHẠC BÁC HỌC LÀ MỘT TÔN GIÁO LỚN của bạn, có ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến tâm hồn và thái độ của con bạn đối với môn học: luôn coi đó là quan trọng, kính yêu thầy cô và tập luyện chuyên cần với nhiều nỗ lực!

- Đồng thời bạn cũng cần nhận ra tập quán thường nghĩ: “ Ừm , mình không cần con học để thành nghề, chỉ học cho BIẾT thôi!”. Hiện suy nghĩ này khá phổ biến trong phần lớn các bố/mẹ đang cho con học piano, và là một lối nghĩ nên thay đổi.

- Thực tế, trong cuộc sống cho bạn  hiểu rằng: “KHÔNG CÓ VIỆC GÌ LÀ DỄ DÀNG, với một môn học như piano cổ điển, để đạt được một thành tựu nào, dù khiêm nhường đến đâu, cũng không thể bắt đầu từ một lối tư duy chủ đạo thiếu hiểu biết “học để biết, để giải trí cho vui” - từ cách nghĩ sơ lược ấy, sẽ dẫn đến thái độ, ứng xử thiếu hiểu biết bản chất môn học/ thiếu nghiêm túc, do đó bố mẹ không đầu tư sự quan tâm đúng mức, không có tiếng nói chung đồng điệu với thầy cô của con mình, dẫn đến đứa trẻ không được nhận sự huấn luyện hoàn hảo và tâm huyết nhất!

- Do vậy, để con học piano bạn cần chuẩn bị một tâm thế rất nghiêm túc, có lộ trình rõ ràng: trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, như sau:

+ Hình thức học: một thầy - một trò - từ 4 - 5 tuổi đến 8 tuổi: Bạn hiểu rằng, tiềm năng hấp thụ âm nhạc của trẻ là rất lớn khi chúng ở tuổi thứ 4 (nghĩa là khi não bộ phát triển hoàn chỉnh và đang rỗng, tràn đầy nguyên khí trong trẻo). Bắt đầu cho trẻ tập rèn với âm nhạc cổ điển với người huấn luyện chuyên nghiệp, trên cây đàn chuyên nghiệp khi trẻ tròn 4 tuổi, là bạn đã biết cách tiết kiệm thời gian và công sức cho tương lai, vì sự bắt đầu sớm, cho phép trẻ tập dượt sớm, dần đưa trẻ đi vào hành lang của tiềm thức âm nhạc bên trong bản thể! Hơn nữa, nếu bắt đầu muộn hơn sau 10 tuổi, thì nhiều năng lực tiềm ẩn của trẻ do được đánh thức muộn... đã bị mai một, giảm theo tỷ lệ 20% mỗi năm (sau độ tuổi 10 tuổi), rất lãng phí! Giai đoạn này cô giáo sẽ giúp  con bạn thuần thục , đúng tư thế tay,  luyện tai nghe, nhạc cảm, những bài luyện và khúc nhạc ngắn theo giáo trình chuẩn chương trình sơ cấp của nhạc viện quốc gia. Lộ trình học piano của con bạn được co giãn theo sức học và tâm lý của bé, không bị áp lực nào của trường chuyên nghiệp, không nóng vội tập tác phẩmcông phu. Quãng thời gian này: mục tiêu là cùng cô rèn cho con  kỷ luật mềm, thông qua những bài luyện ngón.

+ Từ 9-10 tuổi, con sẽ được đầu tư cho tác phẩm, nhằm thúc đẩy con học có mục tiêu rõ ràng hơn. Lúc này con sẽ tỏ ra háo hức, hứng thú và bộc lộ rõ là một cô bé có phẩm chất nghệ thuật, và việc học piano/chơi piano từ đây đã có thêm mầu sắc của sự thư giãn, nghỉ ngơi sau những giờ học những môn văn hóa như toán lý hóa trên lớp…

**** Bài viết liên quan:

- Bố mẹ có kỳ vọng cho con học chuyên nghiệp không?
- Vì sao trong giới nghệ thuật hay đề cao yếu tố “con nhà nòi”?
- Vì sao lại chọn Piano cổ điển làm bộ môn nghệ thuật cơ sở cho con?

Tag: học piano, học đàn piano, học đàn piano cho người mới bắt đầu

Chủ Nhật, 21 tháng 6, 2015

Bố mẹ có kỳ vọng cho con học chuyên nghiệp không?

Bố mẹ có kỳ vọng cho con học chuyên nghiệp không?

 - Trong tập quán tư duy của người việt nam, khi nói cho trẻ khởi đầu học môn nghệ thuật gì, lập tức bạn sẽ được hỏi “học để sau là nhạc công à?” - nghĩa là: học để làm nghề! và thường kèm theo những bình luận đại khái: Nghề đấy hay /dở thế này thế kia… vân vân.


Học đàn piano để có được hiểu biết, để có phẩm chất nghệ thuật nhân văn trong tâm hồn

- Đây là một tập quán, lối nghĩa không đúng, bạn nên phải tự dỡ bỏ, Nhà giáo dục học vĩ đại người Mỹ John Dewey của thế kỷ 20, đã phát biểu một mệnh đề lớn, khái quát như sau: sự học có 4 giá trị trụ cột đó là:

1/ Học để hiểu biết;

2/ Học để chung sống (kỹ năng);

3/ Học để hướng thượng (hướng tới điều tốt đẹp Chân- Thiện- Mỹ)

4/ Học để làm nghề, kiếm sống (sinh tồn)!

- Bốn giá trị trụ cột ấy luôn có sự tương hỗ và chuyển hóa trong quá trình, do đó, theo ưu tiên thứ tự của John Dewey, bạn sẽ nhận được gợi ý quý giá rằng: HÃY cho con học Piano để có được hiểu biết /có phẩm chất nghệ thuật nhân văn trong tâm hồn về lâu dài,

- Không xác định học để trở thành nghề, đây là một nhận thức lớn để có được tâm thế người đồng hành bình tâm, khoan hòa và không đẩy áp lực ‘nghề sinh tồn – kiếm sống” lên tâm lý non nớt của trẻ, khiến bầu không khí tập luyện nhuốm mầu lo âu, nôn nóng đầy lo ngại của tâm trạng “bỏ trứng một rổ”.

- Sự nôn nóng, lo âu, căng thẳng của bố/mẹ trước câu hỏi “Không hiểu nó có thành nghề ngỗng gì không?”, lâu dần, tâm lý đầy áp lực của cha/mẹ bồi lên đứa trẻ sự căng thẳng triền miên… khiến việc học piano trở nên nặng nề khiên cưỡng, mệt mỏi mãn tính đến mức có trẻ phát sốt, hay đau bụng/buồn nôn... trước tiết học đàn, có trẻ phải nói dối vòng vo để trốn trả bài… Cuối cùng, cả thầy/trò cả cha/mẹ đều mệt mỏi rã rời…và việc bỏ học piano là thực trạng hiện hữu, chiếm tỷ lệ trên 95% số trẻ khởi đầu chọn học nhạc cụ này!


**** Bài viết liên quan:

- Vì sao trong giới nghệ thuật hay đề cao yếu tố “con nhà nòi”?
- Vì sao lại chọn Piano cổ điển làm bộ môn nghệ thuật cơ sở cho con?
- Cẩm nang dành cho trẻ mới bắt đầu học đàn piano cần biết


Tag: học đàn piano cho người mới bắt đầu, học piano, học đàn piano, cẩm nang học đàn piano, cẩm nang cho trẻ học đàn piano

Thứ Năm, 18 tháng 6, 2015

Vì sao trong giới nghệ thuật hay đề cao yếu tố “con nhà nòi” bạn có biết ?

Vì sao trong giới nghệ thuật hay đề cao yếu tố “con nhà nòi”?

Bạn đạn đang thắc mắc yếu tố con nhà nòi trong khi quyết định cho con đi học đàn piano hãy đọc bài viết dưới đây nhé

Ảnh minh họa: Học đàn piano tại Magic Music tại Hà Nội

- Khi tìm hiểu căn cội vấn đề để quyết định cho con học Piano, bạn thường được nghe một câu nói cửa miệng của nhiều người “À, môn ấy là môn dành cho con nhà nòi!” “Nghệ sĩ ấy là con nhà nòi!”… điều này ngụ ý đến tính truyền thống, tiếp nối trong gia đình (kiểu như trong nhà có bố/mẹ hay cô/dì/chú/bác) hoạt động trong lĩnh vực ấy. Như vậy, “con nhà nòi” trở thành một điều kiện (lợi thế) quan trọng để đứa trẻ có hay không cơ hội tinh tấn trên con đường rèn tập khổ luyện âm nhạc cổ điển!

-  Bạn cần nhận ra rằng, ngoài yếu tố tạo môi trường âm nhạc phong phú, dồi dào cho tâm thức trẻ được vùng vẫy trong đó, yếu tố “con nhà nòi” còn cho bạn một hiểu biết lớn, như sau:

+ Người học piano ở một góc độ nào đó, là người học nghề thủ công, đòi hỏi sự khéo léo, thuần thục. Có câu: "trăm hay không bằng tay quen", khác với học toán học văn… học piano (hay những nhạc cụ khác) người học trò (hay con cái) không chỉ lĩnh hội ở thầy tinh thần và lý thuyết… mà bắt buộc phải học ở thầy (hay cha/mẹ) sự thao tác, luyện tập ngón, làm việc trên phím đàn theo cách thức quan sát và bắt trước.  Đây là phương pháp học piano không có cách nào thay thế được.

+ Và, để bù lại việc thiếu hụt yếu tố “con nhà nòi” vốn có môi trường Quan sát và bắt trước từ cha/mẹ hay người thân trong gia đình; bạn nên chọn phương án tăng tiết học piano trong tuần cho con:
* Từ 5 - 6 tuổi con nên học piano là 4 - 5 tiết/tuần;
* Từ 6 - 10 tuổi con nên học piano là 3 - 4 tiết/tuần;
* Từ 11 tuổi đến nay: từ 2 - 3 tiết/tuần…
* Ngoại lệ, vào mùa nghỉ hè, số tiết có thể tăng lên, và mùa thi cao điểm ở trường phổ thông, số tiết có thể tạm thời giảm xuống chút ít.

+ Việc tăng thêm tiết học, giúp con bạn có thêm cơ hội QUAN SÁT VÀ BẮT CHƯỚC thầy giáo -  người nghệ sĩ pianist nhiều hơn, tương đương như yếu tố ‘con nhà nòi!”

**** Bài viết liên quan:

Con có năng khiếu âm nhạc bẩm sinh không?
- Vì sao lại chọn Piano cổ điển làm bộ môn nghệ thuật cơ sở cho con?
- Cẩm nang dành cho trẻ mới bắt đầu học đàn piano cần biết


Tag: học đàn piano cho người mới bắt đầu, học piano, học đàn piano, cẩm nang học đàn piano, cẩm nang cho trẻ học đàn piano

Thứ Tư, 17 tháng 6, 2015

Con có năng khiếu âm nhạc bẩm sinh không?

Con có năng khiếu âm nhạc bẩm sinh không?

Để đánh giá khả năng âm nhạc của con cha mẹ cần những yếu tố sau:

- Nếu xét trên cảm quan bộc lộ khi con bạn 4 tuổi, bạn sẽ không có nhiều chỉ dẫn để khẳng định, bé có năng khiếu âm nhạc cổ điển từ bẩm sinh. Tuy được mẹ bồi đắp phẩm chất âm nhạc bằng việc cho con nghe nhạc cổ điển ngay từ thời kỳ thai giáo, bản thân bạn có thể rất thích âm nhạc cổ điển và hay hát những trích đoạn opera nổi tiếng cho con nghe; thường hay dịch chuyển những “hình tượng” trong âm nhạc bác học thành hình tượng văn học để diễn giải vẻ đẹp/sự xúc động/lay động của âm nhạc cho con hiểu. Nhưng những yếu tố để xác định năng khiếu đều thiếu hụt:

- Lịch sử gia đình nhiều đời không có ai hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật âm nhạc

- Môi trường xã hội tại việt nam thời điểm đó rất mờ nhạt những giá trị âm nhạc cổ điển

- Cơ thể con bạn nhỏ bé hơn những đứa trẻ cùng lứa, chứ chưa nói gì đến trẻ Âu – Mỹ, là cái nôi và truyền thống của âm nhạc bác học, nhạc cụ piano đòi hỏi người chơi/học bộ môn này phải có quãng ngón dài, sải tay dài, thể lực tốt, có sức khỏe dồi dào…


Năng khiếu âm nhạc bẩm sinh ở trẻ

Trẻ học đàn piano để tăng cường tố chất chứ không vì trẻ đã có tố chất mới được học.

Đây là một triết lý giáo dục rất nhân ái nó đảm bảo quyền được học để nâng cao phẩm chất của cá nhân chứ không vì mục đích nghề nghiệp/phục vụ.

**** Bài viết liên quan:
-  Vì sao lại chọn Piano cổ điển làm bộ môn nghệ thuật cơ sở cho con?
- Cẩm nang dành cho trẻ mới bắt đầu học đàn piano cần biết
- Lời khuyên học đàn piano cho người lớn 

Tag: học đàn piano cho người mới bắt đầu, học piano, học đàn piano, cẩm nang học đàn piano, cẩm nang cho trẻ học đàn piano

Thứ Ba, 16 tháng 6, 2015

Vì sao lại chọn Piano cổ điển làm bộ môn nghệ thuật cơ sở cho con?

  Vì sao lại chọn Piano cổ điển làm bộ môn nghệ thuật cơ sở cho con?

- Từ những nghiên cứu khoa học đã chứng minh, sự thuần thục và hoàn chỉnh trong quá trình phát triển của hai bán cầu đại não người có liên quan chặt chẽ với hoạt động của hai tay: Bán cầu đại não phải - chủ về tư duy hình tượng, tính toàn vẹn, khái quát, tư duy hình ảnh, nghệ thuật, ngôn ngữ … có liên quan đến sự thuần thục của tay trái; Bán cầu đại não trái - chủ về dạng tư duy logic, tư duy phân tích, tuyến tính, toán học, khoa học, siêu hình… có liên quan mật thiết đến sự thuần thục của tay phải!

- Trong quá trình tiến hóa của xã hội văn minh loài người, xu hướng sử dụng nhiều hơn tay phải trong mọi hoạt động, thuận tay phải,đồng thời dẫn đến thực trạng các công cụ lao động, đồ vật được chế tạo, sản xuất phục vụ nhu cầu của con người đều dành cho người thuận tay phải. Thực tế này dẫn đến một hệ quả hiển nhiên là, bán cầu đại não trái được tập dượt nhiều hơn, thành thục hơn so với bán cầu đại não phải - bán cầu có liên quan mật thiết với hoạt động của tay trái.


Chọn học đàn piano cổ điển làm bộ môn nghệ thuật cho con

- Từ hai hiểu biết khoa học trên, giúp bạn nhận ra rằng, luyện tập cùng chiếc đàn piano (dương cầm) là một giải pháp tuyệt vời để giúp đứa trẻ cân bằng lại sự thuần thục của hai bán cầu đại não, khi tuổi não bộ vừa phát triển trọn vẹn (cả về thể tích, chất lượng và trọng lượng theo như khoa học đã chứng minh) ấy là lúc trẻ tròn 4 tuổi. Vì sao vậy? Vì piano là nhạc cụ đòi hỏi người tập luyện phải sử dụng hai bàn tay cân bằng ; mỗi ngón tay đảm nhiệm những nhiệm vụ và các phím khác nhau, nhưng nhìn chung, chúng đều phải làm việc ngang nhau về cường độ, độ khéo léo cũng như độ nhanh nhậy… Điều đó, mang tới một giá trị/ một hiệu ứng kép, đó là rèn luyện cho hai bán cầu đại não của trẻ sự thuần thục tương đương, không bị thiên lệch, giúp trẻ dần sở hữu một não bộ tư- duy- cân- phương hoàn hảo và hài hòa nhất của bản thể. Đặc biệt, điều này rất rõ ràng khi trẻ luyện bộ Bình quân luật (Fuga và Prelude) của nhà soạn nhạc J.Bach và các bài luyện ngón etude

 -  Nếu bạn đã từng nghe nói rằng “hình tượng âm nhạc của tác phẩm…” là một cụm từ quen thuộc khi bình luận về một tác phẩm âm nhạc cổ điển - bác học nào đó, thì dường như, bạn đã nhận ra sự liên quan (hay tính phụ thuộc, kết nối lẫn nhau) giữa âm nhạc bác học với hội họa, văn học, điêu khắc… vân vân, tức là sự giao thoa giữa các loại hình nghệ thuật khác với nhau là khá rõ nét.

 - Tuy nhiên, bạn khó lòng nhận ra mối liên hệ khăng khít giữa Âm nhạc hàn lâm bác học với toán học, và giữa hai lĩnh vực này có sự tương hỗ kỳ diệu khiến bạn phải kinh ngạc!

 - Nếu trong toán học cơ sở, gồm có 9 chữ số tự nhiên từ 0 đến 9; và từ 9 chữ số đó sẽ là một vũ trụ thiên biến vạn hóa các giá trị hoàn toàn khác nhau. Ví dụ: số 1 và số 2 đứng cạnh nhau, nhưng chỉ cần hoán đổi vị trí, thì giá trị của chúng là hoàn toàn khác nhau. Âm nhạc bác học – cổ điển cũng vậy: chỉ từ 7 nốt nhạc cơ bản: Đồ – Rê - Mi – Pha – Son – La – Si phối hợp với dấu thăng giáng đi kèm… đã mang tới cho nhân loại một vũ trụ bao la những giai điệu, những tác phẩm đồ sộ hoàn toàn khác nhau, điển hình là tác phẩm của các thiên tài: L. van Beethoven ; Mozart; Haydn, J. Bach…

 - Điều này cho bạn gợi ý: khác với ngôn ngữ, bạn có thể dựa vào văn cảnh, câu đứng trước, câu đứng sau… thậm chí dựa vào cả bài viết, bài nói … để đoán biết một từ bạn vừa nghe thoáng qua, mà 99% là đoán đúng!

 - Ngược lại, trong toán học và âm nhạc cổ điển, bạn không được phép tư duy kiểu “hình tượng/hình ảnh” như thế! Bạn phải tập trung cao độ để nhận thấy sự khác biệt, hoán đổi vị trí của con số (trong toán học) hay nốt nhạc (trong âm nhạc) để nắm bắt và tin chắc chúng “mang – giá - trị” nào, chứ không thể phỏng đoán và dùng phép loại trừ như cách tìm giá trị của từ ngữ!

- Như vậy, cả toán học và âm nhạc bác học đều yêu cầu một dạng phẩm chất trong tư duy, đó là: tính tập trung cao độ; tính thực tế khách quan, không áp đặt chủ quan; tính kỷ luật tuyệt đối trong nghiên cứu/tìm tòi và khổ luyện!

- Hiểu biết khoa học này rất thuyết phục khi mình biết rằng, có nhiều nhà toán học/khoa học lừng danh thế giới, đồng thời là nhà soạn nhạc và là pianist rất “chuyên nghiệp” như:Pythagoras - Triết gia người Hy Lạp/nhà toán học/nhạc sĩ, pianist Albert Einstein – nhà vật lý họct/ pianist và violin Enrico Fermi – nhà vật lý học/chơi piano Richard Feynman – nhà vật lý học/hoạ sĩ Werner Von Braun – nhà khoa học tên lửa/chơi piano và cello Edward Teller - nhà vật lý học/Pianist Arthur Schawlow - nhà vật lý học /chơi kèn clarinet Albert Schweitzer - bác sĩ/ pianist và chơi organ nổi tiếng thế giới đặc biệt, ông chơi những tác phẩm của J. Bach rất hay. Gerald Edelman - Nobel sinh học/chơi violinvà danh sách này còn kéo dài nữa, nếu bạn quan tâm tìm hiểu!

Như vậy, bạn đã tìm được lời đáp thỏa đáng cho câu hỏi (1) Vì sao lại chọn piano cổ điển làm bộ môn nghệ thuật cơ sở cho con? Cơ bản, học piano cổ điển mang đến những lợi ích kép tuyệt vời, nó chứng minh cho triết lý giáo dục: “Học để tăng cường tố chất!”,

**** Bài viết liên quan:

- Cẩm nang dành cho trẻ mới bắt đầu học đàn piano cần biết
- Lời khuyên học đàn piano cho người lớn 
- Kinh nghiệm khi chọn mua đàn piano điện

Tag: học đàn piano cho người mới bắt đầu, học piano, học đàn piano, cẩm nang học đàn piano, cẩm nang cho trẻ học đàn piano

Thứ Hai, 15 tháng 6, 2015

Cẩm nang dành cho trẻ mới bắt đầu học đàn piano cần biết

Cẩm nang dành cho trẻ mới bắt đầu học đàn piano cần biết

Việc hướng cho bé học một nhạc cụ cổ điển là điều các bạn nên vững tin, ở một cuốn sách của trường Harvard đã nói đến: “Học để tăng cường tố chất chứ không vì có tố chất mới được học!”  Nhưng chọn nhạc cụ gì là điều bạn nên cân nhắc rất cẩn thận!



Cẩm nang dành cho trẻ mới bắt đầu học đàn piano

Mẹ cần biết học đàn piano để tăng cường tố chất chứ không vì có tố chất mới được học. Để chọn nhạc cụ Piano và giáo trình theo đuổi là âm nhạc cổ điển - âm nhạc bác học, bạn nên tự đặt ra yêu cầu, bản thân phải giải đáp thỏa đáng 6 câu hỏi mấu chốt như sau khi quyết định cho con học đàn piano.

Những câu hỏi này, bạn tự đặt ra và tự tìm lời giải đáp hàng năm trước khi con bắt đầu học piano . Và đây là những thắc mắc để giải đáp về 6 câu hỏi đó:

(1) Vì sao lại chọn piano cổ điển làm bộ môn nghệ thuật cơ sở cho con?;

(2) Con có năng khiếu âm nhạc bẩm sinh không?;

(3) Vì sao trong giới nghệ thuật hay đề cao yếu tố “con nhà nòi”? ;

(4) Bạn có kỳ vọng cho con học chuyên nghiệp không?;

(5) Bạn đã có hiểu biết gì về bộ môn này và hiểu gì về phẩm chất chuyên môn (phẩm chất nghệ sĩ) của những nghệ sĩ – thầy giáo Piano cổ điển?;

(6) Vì sao rất nhiều gia đình cho con đi học piano nhưng dự án đã nhanh chóng đi tới phá sản?

**** Bài viết liên quan:

- Lời khuyên học đàn piano cho người lớn 
- Kinh nghiệm khi chọn mua đàn piano điện
- Những ưu điểm nổi bật khi chọn mua đàn piano điện khi học đàn piano

Tag: học piano, học đàn piano, lời khuyên học đàn piano 

Chủ Nhật, 14 tháng 6, 2015

Lời khuyên khi học Piano dành cho người lớn

Lời khuyên khi học Piano dành cho người lớn


Âm nhạc nguồn cảm hứng tuyệt vời cho mọi lứa tuổi - Cây đàn là người bạn thân nhất có thể cùng ta tâm sự mọi nỗi niềm . Cây đàn cũng làm cho bạn trở thành người đặc biệt trong mắt nhiều người và mang lại bản lĩnh sống cho bạn qua nhiều lần biểu diễn trước bạn bè, khán giả, thầy cô...Bạn muốn học đàn piano nhưng vẫn băn khoăn liệu có học được piano không? bài viết dưới đây sẽ chia se bạn những kinh ng

1. Thư giản và vui vẻ


Đừng gây cho mình bất cứ áp lực nào hết. Đừng áp đặt là mình phải làm cái này làm cái kia. Bạn cứ xem việc học piano như một cách để xả stress sau một ngày làm việc, cách mà bạn giải trí. Hãy thư giản và tìm niềm vui từ chiếc piano, hãy nghĩ là mình đang chơi chứ không phải đang học

2. Kiên nhẫn với bản thân

Học piano đối với người lớn đòi hỏi bạn phải kiên nhẫn rất cao. Lúc này, bạn bộn bề với công việc, gia đình, v.v…khó có thể tập trung cho việc học. Các ngón tay của bạn cũng trở nên cứng hơn, không còn mềm mại như trẻ nhỏ nên khi lướt trên phím đàn nó cũng trở nên khô khang.

Nhưng bạn nên nhớ rằng, không có loại nhạc cụ nào mà học trong 1 buổi sẽ thành công, không có một ai học piano mà không phải khổ luyện. Kiên nhẫn, hãy nhớ rằng chỉ có kiên nhẫn mới thành công.

3. Tập trung và Hiểu biết

Hãy tận dụng ưu thế về sự trưởng thành của mình so với trẻ nhỏ. Khả năng tập trung của bạn sẽ giúp bạn tiến xa khi luyện tập. Trong khi một đứa trẻ học đàn thường bị các trò chơi khác cám dỗ, hoặc phải làm đi làm lại một động tác sẽ rất chán và dể bỏ. Bạn có thể tập trung để chơi nhiều lần hơn và chắc chắn bạn sẽ làm tốt hơn

Khả năng cảm thụ bản nhạc của bạn là một lợi thế to lớn khác. Bạn càng cảm thụ được những mối liên hệ hợp âm, thang âm, sắp xếp ngón tay hay tiết tấu, bản nhạc sẽ càng trở nên dễ dàng hơn với bạn. Hãy phân tích hợp âm đối với mỗi khuông nhạc để hiểu thêm về nó, và bạn sẽ học bản nhạc nhanh hơn cũng như nhớ được lâu hơn.

4. Cảm âm

Tai ở người trưởng thành có thể nghe thấy được những sự khác nhau về âm lượng và tình cảm trong bản nhạc, chủ yếu là bởi bạn tiếp xúc với nhiều bản nhạc hơn. Hãy tận dụng lợi thế mà bạn có được để hỗ trợ tốt nhất cho việc học đàn.

 5. Đặt ra mục tiêu

Học nhạc một cách thoải mái, không có nghĩa là mình cứ vừa học vừa chơi mà không quan tâm đến kết quả đạt được. Hãy đặt ra những mục tiêu cho mình trong từng giai đoạn khác nhau để chắc rằng mình luôn cso sự tiến bộ. Giai đoạn đầu hãy đặt ra những mục tiêu nhỏ thôi, sau đó từ từ sẽ có những mục tiêu cao hơn, giúp bạn cố gắn phấn đấu và sẽ rất hạnh phúc khi mình đạt được mục tiêu.

Trên đây là những kinh nghiệm khi bạn muốn học đàn piano!

Chúc bạn thành công!

**** Bài viết liên quan:
- Kinh nghiệm khi chọn mua đàn piano điện
- Những ưu điểm nổi bật khi chọn mua đàn piano điện khi học đàn piano
- Cơ chế hoạt động của piano điện - Học piano tại Hà Nội

Tag: học đàn piano cho người mới bắt đầu, học piano, học đàn piano, lời khuyên học đàn piano cho người lớn, lời khuyên học đàn piano 

Thứ Năm, 11 tháng 6, 2015

Kinh nghiệm khi chọn mua đàn piano điện

Kinh nghiệm khi chọn mua đàn piano điện

Khi mua đàn pinao điện bạn cần có nnững kinh nghiệm dưới đây để chọn được cây đàn piano chất lượng nhất



1. Thương hiệu

Sẽ có rất nhiều thương hiệu cho bạn chọn trong thời buổi công nghệ hoá hiện nay. Tuy nhiên, dễ dáng nhận thấy một số mặt hàng tiêu biểu nổi trội sẽ được lặp đi lặp lại nhiều lần trong buổi giới thiệu, ví dụ như đàn piano Yamaha, Kawai, Korg, Casio ,,,

Thêm nhiều thương hiệu lại thêm nhiều rối ren. Cũng không cần quá lo lắng, bởi vì cũng dễ dàng nhận thấy rằng, mỗi thương hiệu có điểm mạnh riêng và phân khúc thị trường riêng.

Ví dụ như các giới chuyên gia chúng ta có đánh giá và nhận định rằng: trong khi piano điện Casio thì mạnh về phân khúc học tập giải trí thì piano điện Yamaha thuộc phân khúc giải trí và biểu diễn chuyên nghiệp, bên cạnh đó, Yamaha còn sớm đến với thị trường Việt Nam, nên việc chia sẻ và nhận được nhiều chia sẻ từ giới anh em trong nghề sử dụng thì dễ dàng và nhanh chóng hơn những nhãn hàng khác.

Và trên hết, do sớm gia nhập vào thị trường Việt Nam, piano Yamaha có sự đa dàng về kiểu dáng, chức năng và đặc biệt là piano điện mới, và piano điện cũ có đủ để đáp ứng toàn bộ nhu cầu từ thấp đến cao mà vẫn đảm bảo chất lượng cũng như là nhu cầu thiết yếu của người dùng

Bên cạnh đó, chúng ta cần điểm qua nhãn hàng piano điện nổi tiếng khác nhu Roland và Kawai cũng không kém đâu nhé!

2. Cảm nhận trên từng phím đàn

Trên tiêu chí tạo ra cây piano điện sao cho giống piano acoustic nhất, nên việc đánh trên piano điện nhà sản xuất cũng ngày ngày cải tiến để người dùng sử dụng piano điện có cảm nhận gần giống như piano acoustic nhất, đáp ứng "thăng hoa trên từng phím đàn" của người chơi nhạc

Do đó, chọn mua piano điện tốt cũng chính là chọn mua cây piano điện sao cho bạn cảm nhận như đánh trên cây đàn piano acoustic thứ thiệt.

Ví dụ như: âm thanh, độ nặng, độ nhạy của phím piano để cảm xúc khi chơi không bị "trì trệ". Dĩ nhiên, piano điện thì không thể nào giống piano acoustic (nếu giống y chang thì chắc chúng ta chuyển sang piano điện hết rồi), và cũng không mấy nhãn hàng làm được điều này. Nên khi chọn mua piano điện, nhất là các piano điện secondhand, hãy dành chút thời gian để trực tiếp cảm nhận cây piano điện bạn đã chọn, sao cho hợp tai nhất có thể


3. Âm thanh

Việc chọn mua piano điện thì âm thanh thật sự là điều tối cần thiết và quan trọng. Vì trên hết, piano điện thay thế piano acoustic, nếu việc bắt chước, mô phỏng âm thanh của chip không đáp ứng được yêu cầu gần giống âm thanh piano acoustic nhất thì chiếc piano điện ấy cũng như "đồ chơi"

Thế nên, Hãy thử âm thanh của chiếc piano điện ấy, ví dụ: hãy chọn phím cao nhất để nghe loa trái và phím thấp nhất để nghe loa phải, dĩ nhiên bạn cần phải nhấn phím giữa để  nghe âm thanh cả 2 loa để cho bạn cảm giác như piano acoustic phát âm thanh từ trung tâm

Ngoài ra, bạn hãy kiểm tra âm vang của âm thanh. Bởi vì, một cây đàn piano acoustic có độ âm vang cực lâu do đường truyền của các xớ gỗ,... mà âm thanh của piano điện được thực hiện qua con chip tinh xảo của 1 kênh, nên việc tạo tiếng âm vang này dễ dàng nhận thấy và đánh giá như cây đàn piano acoustic của piano điện sẽ hoản hảo nhất cho bạn chọn lựa

4. Pedal - Bàn đạp

Hãy lưu ý rằng, một cây đàn piano điện tốt để chọn mua phải có pedal (bàn đạp phía dưới đàn) nhiều cấp độ. Không nên chọn cây đàn piano điện mà pedal chỉ có chức năng bật tắt. Tốt nhất là pedal có nhiều cấp độ để thể hiện phong cách, cá tính của người chơi trong từng đoạn nhạc

5. Các chức năng mở rộng

Đây là đặc điểm nổi bậc của piano điện mà piano acoustic không đáp ứng được, ngoài việc bắt chước âm thanh, độ vang giống piano acoustic, piano điện còn có thể hoà quyện điệu nhạc khác như điệu nhạc jazz sôi nổi, ... giúp cho người chơi có những trãi nghiệm thú vị.

Bên cạnh đó, piano điện có thể kết hợp thêm những tính năng bổ ích như kết nối thiết bị bên ngoài: headphone để luyện tập không phiền hà người xung quanh, hay giúp người sáng tác tập trung, dễ dàng thể hiện cảm xúc hơn; Kết nối thẻ nhớ, lưu lại những gì đang chơi trên đàn, kết nối loa,...

- Về kiểu dáng thì phong phú, về màu sắc thì cũng khỏi phải chê, vốn hoạt động bằng con chip, không phụ thuộc nhiều vào các chất liệu gỗ cấu tạo, bạn có thể tự do sáng tạo trên cây đàn piano điện cá tính của mình!

*** Bài viết liên quan:

- Ưu điểm của đàn piano điện 
- Cơ chế hoạt động của đàn piano điện
- Hướng dẫn bạn cách vệ sinh đàn piano điện để tăng tuổi thọ của đàn

Tags: học đàn piano, học đàn piano tại hà nội, học piano, hoc dan piano,chọn mua đàn pinao điện, kinh nghiệm chọn mua đàn piano điện, chon mua dan piano dien

Thứ Tư, 10 tháng 6, 2015

Những ưu điểm nổi bật khi chọn mua đàn piano điện khi học đàn piano

Những ưu điểm nổi bật khi chọn mua đàn piano điện khi học đàn piano

Vì sao các chuyên gia hàng đầu khuyên dùng piano điện cho sự khởi đầu âm nhạc, Piano điện có những đặc điểm nổi bậc nào khiến các chuyên gia tin tưởng?
khoa học đã chứng minh rằng, thông qua âm nhạc, đó là cách tốt nhất giúp trí não con người nhất là trẻ em được thư giãn và phát triển một cách tối đa theo hướng tích cực nhất, đặc biệt là đàn piano

Vậy tại sao các chuyên gia lại khuyên dùng piano điện? Và vì sao piano điện vẫn là phương án hàng đầu cho các bậc phụ huynh?

Ảnh minh họa: ưu điểm nổi bật khi chọn mua đàn piano điện khi học đàn piano

Chúng ta sẽ cùng đi sâu chi tiết để tìm hiểu vấn đề trên

1. Bảo trì, chăm sóc đàn

- Trước khi biểu diễn hay sau những năm tháng sử dụng 1 cây đàn piano acoustic, việc cân chỉnh dây đàn không chỉ vì giúp cho cây đàn luôn tốt, mà còn giúp cho âm thanh của cây đan luôn hoàn hảo, điều này ở piano điện là hoàn toàn không cần thiết, vốn dĩ nó hoạt động với những con chip và âm thanh cố định, không xê dịch theo thời gian.

- Việc chăm sóc piano acoustic không phải cá nhân nào cũng làm được, chí ít bạn phải có kiến thức kinh nghiệm, kẽo làm hỏng cây đàn piano của mình, nhưng với piano điện, cứ thoải mái và an tâm lo lớp bụi bên ngoài thôi nhé!

2. Tiện ích

- Trong khi piano cơ có độ bóng bẩy, bắt mắt về độ hoành tráng thì piano điện có cách thể hiện khiêm nhường nhưng vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ, linh hoạt trong sự di chuyển, không gian trưng bày


- Cứ 4-6 tháng, tuỳ mức độ sử dụng thì piano cơ phải bảo trì thì piano điện vẫn ổn định, không phải tốn thêm 1 chi phí nào cả!

- Và trên hết là những tiện ích về chức năng của piano điện mang lại, ngoài những cây mộc, thuần piano thì với công nghệ hiện đại, piano điện cũng sở hữu những bộ tiếng, điệu, bạn có thể có 1 band nhạc hoành tráng tại nhà, chứ không cổ điển, như vậy bạn có 2 trong 1 cùng chiếc đàn piano điện của mình.

- Đính kèm theo đó, piano điện dễ dàng phù hợp với mọi đối tượng, từ học tập, giải trí, đến biểu diễn với các tính năng mở rộng như: tha hồ luyện tập mà không sợ phiền đến hàng xóm cùng headphone, thậm chí có thể thu âm lại, để dành quăng lên facebook khoe bạn bè lác mắt chơi,... và nhiều nhiều tiện ích khác

3. Giá cả

- Không chỉ về chi phí chăm sóc bảo trì, piano điện còn phù hợp với mọi túi tiền, có nhiều dòng đàn, nhãn hàng đáp ứng đủ đối tượng, ví dụ: piano Casio thì học tập giải trí, Piano điện Yamaha thì mạnh về giải trí và biểu diễn, digital piano Roland thì đẳng cấp chuyên nghiệp, biểu diễn nhiều hơn, ... bên cạnh đó còn có các nhãn hàng như kawai, technics, ...

- Không dừng ở đó, bạn cũng có thể dễ dàng kiếm được những cây piano điện cũ lì đòn, cũ mà vẫn như mới, bền bĩ theo thời gian

4. Thiết kế

- Không cổ điển như piano cơ với upright hay grand, piano điện có từ kiểu như cây đàn keyboard để bạn mang vác ở mọi địa hình, đến những cây mô phỏng như cây grand piano, mà không phải ai cũng dễ dàng nhận thấy được

- Về kiểu dáng thì phong phú, về màu sắc thì cũng khỏi phải chê, vốn hoạt động bằng con chip, không phụ thuộc nhiều vào các chất liệu gỗ cấu tạo, bạn có thể tự do sáng tạo trên cây đàn piano điện cá tính của mình!

*** Bài viết liên quan:

- Cơ chế hoạt động của đàn piano điện
- Hướng dẫn bạn cách vệ sinh đàn piano điện để tăng tuổi thọ của đàn
- Hướng dẫn cách vệ sinh đàn piano đơn giản


Tags: học đàn piano, học đàn piano tại hà nội, học piano, hoc dan piano, ưu điểm đàn piano điện, uu diem cua dan piano dien

Thứ Ba, 9 tháng 6, 2015

Cơ chế hoạt động của piano điện - Học piano tại Hà Nội

Cơ chế hoạt động của piano điện - Học piano tại Hà Nội

Không phải ai cũng có điều kiện trang bị cho bản thân một cây đàn piano acoustic, cũng như việc khởi đầu học piano cũng sẽ rất khó khăn để chọn piano acoustic hay piano điện. Và trên hết là piano điện là phương án hàng đầu của các chuyên gia khuyên dùng dành cho những ai có kinh tế hạn hẹp và những thành viên mới bắt đầu học piano, và tiếp đến là phương pháp thay thế bằng các sản phẩm điện tử secondhand.

Ảnh minh họa: cơ chế hoạt động đàn piano điện

Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu rõ hơn về piano điện, cơ chế hoạt động của piano điện, để chọn lựa cây piano điện phù hợp hơn (đặc biệt là những ai đang có ý định mua piano điện secondhand)

1. Hình dáng, thiết kế

Về hình dáng của piano điện, nó còn phong phú hơn cả piano acoustic, trong khi piano acoustic chỉ tập trung màu sắc, thiết kế hoạ tiết cho phong phú thì piano điện tập trung nhiều cho sự đa dạng: màu sắc, cấu trúc gọn nhẹ, tiện ích sử dụng, và các chức năng cải tiến ngày càng phong phú theo thời gian công nghệ. dĩ nhiên là âm thanh cũng được đầu tư, cải tiến bắt chước ngày càng giống piano acoustic

2. Cấu trúc piano điện

Như ta thấy, Piano điện có hình dáng thu nhỏ của cây Upright Piano thông thường, thậm chí có thể mô tả được như cây grand piano acoustic. Piano điện thông thường đều có 88 phím và có 3 pedals như là một Piano acoustic. Về hình dáng tổng quan thì Piano điện nhỏ hơn Piano thật nhưng độ dài và độ cao bàn phím thì tương tự để đảm bảo tư thế tiêu chuẩn cho người chơi. Trọng lượng của Piano điện nhẹ hơn nhiều so với Piano thật (khoảng 40 kg so với 220 kg).

3. Cơ chế hoạt động piano điện

Người ta thu âm thanh từ những cây piano acoustic thật vào hệ thống của đàn Piano điện, mỗi một phím đàn chính là một nút Play để phát nốt nhạc tương ứng ra hệ thống loa của đàn. Như vậy, khác với hệ thống máy (action) hoạt động theo nguyên lý cơ học và phát âm thanh ra bảng cộng hưởng bằng gỗ tự nhiên của đàn Piano thật thì Piano điện hoạt động dựa trên những con chip điện tử và phát âm thanh ra loa.

==> Tương tự như vậy, piano điện secondhand tức là đàn đã được qua sử dụng, và dựa trên nguyên tắc, cấu tạo của nó, bạn có thể chọn được một cây đàn piano điện secondhand ưng ý theo thiết kế, và các âm thanh hoạt động dựa trên những con chip an toàn, đảm bảo bởi các nhà kỹ thuật lành nghề, những nhà phân phối chuyên môn, thì không thành vấn đề cho nhu cầu thoả niềm đam mê âm nhạc của bạn

*** Bài viết liên quan:

- Hướng dẫn bạn cách vệ sinh đàn piano điện để tăng tuổi thọ của đàn
- Hướng dẫn cách vệ sinh đàn piano đơn giản
- Cách vệ sinh bàn phím Piano đúng cách nhất


Tags: học đàn piano, học đàn piano tại hà nội, học piano, hoc dan piano, cơ chế hoạt động của đàn piano, co che hoat dong cua piano dien

Chủ Nhật, 7 tháng 6, 2015

Những chú ý trong việc làm sạch bàn phím đàn piano

Những chú ý trong việc làm sạch bàn phím đàn piano

Phím đàn piano trở thành bẩn và phai mờ là điều không thể tránh khỏi theo thời gian nhưng nếu bạn thường xuyên vệ sinh & bảo trì đàn Piano đúng cách, những phím đàn của bạn sẽ giữ gần như nguyên vẻ đẹp ban đầu.

Hiện nay bàn phím đàn piano có 2 loại chính: phím ngà và phím trắng. Cả hai loại bàn phím này đều có thể làm sạch dễ dàng với chất tẩy rửa nhẹ (như chất tẩy rửa kính) và nước lọc. Không sử dụng nước tẩy rửa có cồn, sẽ làm nứt phím.

Ảnh minh: Học đàn piano tại Hà Nội - Những chú ý trong việc làm sạch bàn phím đàn piano

Sau đây là những lời khuyên cho việc làm sạch phím Piano: 

 Nên sử dụng xà phòng pha loãng với nước lọc để lau bàn phím. Không bao giờ mua hóa chất tẩy rửa, đánh bóng gỗ để làm sạch bàn phím. Những hóa chất này có tính bào mòn rất cáo, có thể dẫn đến kết cấu hạt và sự đổi màu.

 Chỉ sử dụng một miếng vải mềm (vải flannel, mút hoặc da), tránh dùng khăn giấy.
 Làm sạch một octave tại một thời điểm, và lau khô ngay lập tức trước khi chuyển sang tuần bát nhật tiếp theo.

 Nên dùng vài trắng, không dùng vải màu để tránh tình trạng vải màu bị chảy màu khi làm ẩm.
Màu sắc có thể dễ dàng chuyển vào các phím màu trắng, gây ra một sự đổi màu là rất khó khăn để khắc phục.

-Luôn luôn sử dụng các loại khăn riêng biệt trên các phím đen, hoặc chỉ đơn giản là làm sạch chúng cuối cùng. Sơn từ các phím màu đen hoặc bụi bẩn không nhìn thấy có thể được chuyển vào các ivories.

Bàn tay ướt đẫm mồ hôi và dầu da giúp bụi bẩn bám vào các phím, và ghi chú thường xuyên cũng là những nguyên nhân làm bẩn do đó rửa tay trước khi chơi là một cách giữ sạch phím đàn piano.

** Bài viết liên quan:

- Cách học đàn piano cho người mới bắt đầu
- Hướng dẫn cách luyện ngón khi chơi đàn piano
- Hướng dẫn cách bảo quản đàn piano

Tags: học đàn piano, hoc piano, hoc dan piano, hoc dan piano

Thứ Bảy, 6 tháng 6, 2015

Cách chăm sóc và bảo vệ đàn Piano cơ đơn giản tại nhà

Cách chăm sóc và bảo vệ đàn Piano cơ đơn giản tại nhà

Pinao là loại đàn được mệnh danh là ông cua của các loại nhạc cụ. Số người chơi đàn Piano ngày càng đông và ai cũng muốn sở hữu một cây đàn Piano cơ với chất gỗ thật tốt, thật đẹp và âm thanh thật hay. Chi phí để mua một cây đàn Piano cơ không phải là thấp. Vì thế để có thể bảo vệ đàn một cách tốt nhất giúp tăng tuổi thọ của đàn chúng ta cần lưu ý những vấn đề sau đây:

Ảnh minh họa: Học đàn piano - Cách chăm sóc và bảo vệ đàn Piano cơ đơn giản tại nhà

1. Mồ hôi tay, da dầu là một trong những nguyên nhân khiến nhiều bụi bẩn bám lên phím đàn và làm cho đàn bị ố. Hãy chắc rằng trước khi ngồi lên đàn bạn đã vệ sinh tay thật sạch. Đó cũng là cách để bảo vệ đàn.

2. Đàn được làm bằng gỗ, rất dễ trầy sướt và ẩm móc nên tốt nhất không để bất kì đồ vật gì lên đàn dù lớn hay nhỏ (đặc biệt các vật nặng và nóng). Thức ăn và nước uống lại càng nên tránh để trên đàn. Lưu ý, nếu muốn trang trí cho đàn thì nên dùng lọ hoa giả (không có đất hoặc nước) và nên lót ở dưới bằng một miếng vải mỏng để tránh trầy đàn.

3. Không nên để đàn sát tường giúp tránh nhiệt độ cao và ẩm móc, đàn thường cách tường từ 5-10cm. Tránh để dàn ở những nơi có ánh nắng trực tiếp (cửa sổ, cửa thông gió…), những nơi có nhiệt độ hoặc độ ẩm cao (nhà bếp, hồ bơi, nhà tắm…)

4. Đàn nên có khăn phủ bên trên để tránh bụi, chống trầy và đẹp mắt. Sau khi sử dụng đàn xong nên đậy khăn phủ phím và đống nắp bàn phím lại. Nếu nhà có trẻ nhỏ thì tốt nhất nên khóa nắp bàn phím lại để tránh trường hợp các em nghịch phím đàn và đặc biệt là nắp bàn phím úp xuống làm dập tay bé.

5. Vệ sinh bên ngoài đàn không dùng vải thô và khăn giấy, chỉ nên sử dụng vải mềm mịn để chống trầy đàn. Đối với phần gỗ không nên dùng hóa chất, tốt nhất là dùng nước lọc. Không xịt nước thẳng lên đàn mà tạo khăn hơi ẩm rồi lau đàn, lau lại bằng chiếc khăn khô khác liền sau đó. Đối với phím đàn có thể dùng nước lau kính để lau hoặc nước lọc, tuyệt đối không dùng hóa chất có cồn.

6. Tuyệt đối không tự ý mở đàn ra để vệ sinh bên trong. Liên hệ với trung tâm bảo hành, sửa chữa đàn để được hỗ trợ khi cần làm vệ sinh bên trong đàn. Tránh để kiến, mối đặc biệt là chuột chuôi vào bên trong đàn, nếu phát hiện phải liên lạc với trung tâm bảo trì mở đàn ra vệ sinh ngay.

7. Cần nhờ thợ đến kiểm tra định kì và lên dây đàn mỗi năm một lần. Nếu tầng suất sử dụng đàn cao thì có thể kiểm tra hai lần một năm. Đối với đàn dành cho biểu diễn thì nên kiểm tra và lên dây trước buổi biểu diễn để đảm bảo chất lượng âm thanh.

8. Một số dụng cụ bảo vệ đàn bạn cần biết đó là: máy hút ẩm, máy phun ẩm, máy hút bụi, máy sưởi hoặc ống sấy. Thời tiết thay đổi thất thường, đặc biệt là tính khắc nghiệt của khí hậu nhiệt đới sẽ làm cho đàn của bạn nhanh xuống cấp. Những chiếc máy này có thể hỗ trợ cân bằng nhiệt độ và độ ẩm giúp bạn bảo vệ đàn lâu hơn.

** Bài viết liên quan:

- Hướng dẫn cách luyện ngón khi chơi đàn piano
- Hướng dẫn cách bảo quản đàn piano
- Cách vệ sinh đàn piano điện tăng tuổi thọ của đàn

Tags: hoc piano, học piano, hoc dan piano

Thứ Năm, 4 tháng 6, 2015

Hướng dẫn bạn cách vệ sinh đàn piano điện để tăng tuổi thọ của đàn

Hướng dẫn bạn cách vệ sinh đàn piano điện để tăng tuổi thọ của đàn

Để kéo dài tuổi thọ của đàn nhất là đàn thì vấn đề vệ sinh cho cây đàn piano điện tử của bạn khá là quan trọng. Làm phải đúng cách thì hiệu quả thời gian sử dụng được lâu hơn.

Bàn tay ẩm ướt mồ hôi và làn da dầu chính là điều kiện giúp cho bụi bẩn bám vào các phím đàn, bề mặt bóng bẩy của phím đàn ban đầu sẽ bị bào mòn dần và làm cho nó dễ dàng bị bụi bẩn bám vào, những phím đàn thường được đánh thì càng dễ bị bẩn hơn.


Ảnh minh họa: học đàn piano - vệ sinh đàn piano điện để tăng tuổi thọ của đàn

Phím đàn piano điện tử sẽ trở nên bẩn không còn sáng bóng theo thời gian sử dụng, và không có gì phải ngạc nhiên khi điều này xảy ra.  Tất nhiên cũng không thể hoàn toàn tránh được việc phím đàn bị mờ, rửa tay trước khi chơi đàn sẽ giúp ít trong trường hợp này.

May mắn là chúng ta có thể dùng 1 số thủ thuật để khôi phục lại độ sáng bóng của các phím đàn. Để làm sạch các phím đàn piano điện của bạn, hãy sử dụng các mẹo sau đây, hãy nhớ cố gắng chơi đàn với bàn tay khô ráo sạch sẽ để tránh tối đa việc làm bẩn phím đàn. Sau đây là lời khuyên dành cho bạn:

1. Luôn luôn sử dụng 1 miếng vải mềm như vải thưa, vải nỉ hay vải da, tránh không được dùng khăn giấy để lau.
2.  Nên sử dụng xà phòng nhẹ pha loãng với nước lọc để lau chùi bàn phím, hoặc bạn chỉ nên mua các loại dầu chùi bóng tại các cửa hàng nhạc cụ. Không được mua hóa chất ở các cửa hàng đánh bóng đồ gỗ để lau chùi các phím đàn vì nó gây ra quá trình bào mòn, có thể dẫn đến phá hủy kết cấu các hạt, và làm đổi màu các phím đàn.
3. Làm sạch theo từng quãng tám, lau xong quãng tám này thì chuyển sang quãng tám tiếp theo.
4. Khăn lau chỉ nên hơi ẩm và các phím nên được lau về hướng bạn. Lau từ hướng này làm cho độ ẩm thấm ở giữa các phím đàn và hạn chế những thiệt hại.
5. Không dùng vải màu để lau vì nó có thể bị lem màu vào các phím đàn, gây ra đổi màu phím đàn rất khó khăn để khắc phục.
6. Sử dụng khăn riêng cho các phím đen hoặc đơn giản là nên lau chùi phím đen sau khi đã lau xong các phím trắng vì sơn hoặc bụi bẩn từ các phím đen có thể bị chuyển sang các phím trắng.
Làm thế nào để khử trùng bàn phím đàn:
Việc khử trùng bàn phím đàn phải được thực hiện trong không khí lạnh, đặc biệt là khi bạn cùng dùng chung nhạc cụ với những người khác.
1. Khử trùng phím đàn với dung dịch hỗn hợp gồm 3 phần nước lọc + 1 phần dấm trắng, và thực hiện công việc làm sạch phím đàn piano điện như hướng dẫn trên.
2. Không bao giờ được sử dụng chất khử trùng phun trên các phím đàn piano điện của bạn. Điều đó làm phá hủy các kết cấu và gây thiệt hại nặng hơn.

** Bài viết liên quan:

- Cách học đàn piano cho người mới bắt đầu
- Hướng dẫn cách bảo quản đàn piano
- Cách chọn đàn piano tốt nhất

Tags: học đàn piano, học piano,hoc dan piano, hoc dan piano

Thứ Tư, 3 tháng 6, 2015

Hướng dẫn cách vệ sinh đàn piano đơn giản

Hướng dẫn cách vệ sinh đàn piano đơn giản

Chăm sóc và bảo trì đàn Piano là một nỗ lực vô tận để ngăn chặn những hỏng hóc trước khi nó xảy ra.Chúng tôi xin đưa ra một số gợi ý để bạn có thể vệ sinh đàn Piano tại nhà một cách đơn giản nhất.

Về cấu tạo, đàn Piano có thể chia làm 3 phần: vỏ ngoài, bàn phím, máy móc bên trong. Ba phần này có quan hệ mật thiết trong việc tạo cảm hứng âm nhạc cho người chơi.

Ảnh minh họa: vệ sinh bàn phím đàn piano - cách học đàn piano hiệu quả 

Vỏ ngoài của cây đàn Piano có thể chia làm 2 loại: loại bằng gỗ tự nhiên đã qua xử lý và bằng sơn polyester. Dùng vải mềm như mút có độ ẩm vừa phải để lau bụi, không nên dùng giẻ hay khăn giấy. Vải nên chỉ hơi ẩm ướt, nên sử dụng nước lọc, hóa chất có thể làm thay đổi màu hoặc đặc tính của gỗ. Luôn luôn lau nhẹ nhàng, và làm khô ngay bằng một miếng vải riêng biệt. Đối với các bộ phân khó cần đến sự giúp đỡ của chuyên viên.

Tránh đặt các đồ dùng lên đàn Piano. Không bao giờ phun trực tiếp chất tẩy rửa để vệ sinh đàn piano. Nên phun chúng lên một chiếc vải mềm trước khi thực hiện làm sạch. Sử dụng một máy lọc không khí trong phòng có đàn piano để giảm bụi. Hãy cẩn thận với các hóa chất tẩy rửa sau khi đánh bóng đàn piano sơn mài của bạn.

Dầu chanh là đề nghị của một số người, nhưng thực sự nó có thể tăng tính bắt bụi cho vỏ ngoài của đàn Piano. Đối với piano sơn mài sử dụng một miếng vải mềm và lau nhẹ nhàng theo hướng thớ gỗ của cây đàn piano. Hãy lau nhẹ nhàng ở các góc và các cạnh. Những khu vực này có các lớp mỏng nhất của gỗ, và có nhiều áp lực có thể tiếp xúc với gỗ ở cạnh đàn Piano.

Vệ sinh bàn phím đàn piano 

Có 2 loại bàn phím là: phím ngà và phím trắng. Cả hai loại bàn phím này đều có thể làm sạch dễ dàng với chất tẩy rửa nhẹ (như chất tẩy rửa kính) và nước lọc. Không sử dụng nước tẩy rửa có cồn, sẽ làm nứt phím. Lời khuyên cho việc làm sạch phím Piano.

Những hóa chất vệ sinh đàn piano làm bóng là những chất mài mòn rất cao, có thể dẫn đến phá hỏng kết cấu và đổi màu.

Nên sử dụng xà phòng pha loãng với nước lọc. Luôn luôn sử dụng một miếng vải mềm như vải flannel, mút hoặc da, tránh dùng khăn giấy. Tránh vải màu có thể chảy màu khi làm ẩm. Màu sắc có thể dễ dàng thấm vào các phím màu trắng, gây ra một sự đổi màu và rất khó khăn để khắc phục.

Luôn luôn sử dụng các loại khăn riêng biệt trên các phím đen, hoặc chỉ đơn giản là làm sạch chúng sau cùng.
Một cây đàn Piano khi đưa vào sử dụng, búa sẽ có xu hướng cứng lại theo thời gian. Khi chơi đàn bạn cần lắng nghe âm thanh để cảm nhận được một số thay đổi bên trong của các bộ phận. Khi búa bị cứng lại bạn sẽ cảm thấy âm thanh bị nén do tác động lặp đi lặp lại, nó cũng hình thành các rãnh tại điểm tiếp xúc với các dây. Lúc này vệ sinh đàn piano cũng không đủ bạn sẽ cần một thợ sửa đàn chuyên nghiệp. Những thợ sửa đàn sẽ làm mềm búa bằng cách sử dụng các công cụ đặc biệt gọi là lồng tiếng kim.

Chúc bạn vệ sinh đàn đúng cách nhất!

** Bài viết liên quan:

- Cách bảo quản bề mặt đàn piano tốt nhất
- Hướng dẫn cách bảo quản đàn piano
- Những phương pháp học piano hiệu quả nhất bạn cần biết

Tags: học đàn piano, học piano,  hoc dan piano

Thứ Ba, 2 tháng 6, 2015

Cách vệ sinh bàn phím Piano đúng cách nhất

Cách vệ sinh bàn phím Piano đúng cách nhất

Bàn phím đàn piano có thể bị dơ bẩn sau khi chơi do tay người chơi dính bụi, chất dầu nhờn hay mồ hôi tay. Hay thậm chí bàn phím piano của chúng ta chẳng trông thấy 1 vết bẩn nào sau khi sử dụng thì nó cũng mất đi phần nào độ bóng mượt của nó.

Ảnh minh họa: Học piano - Cách vệ sinh bàn phím Piano đúng cách nhất

Cách tốt nhất để giữ cho bàn phím piano khỏi bị ố bẩn đó là người chơi đàn phải rửa tay thật sạch và lau khô bằng khăn không bị tưa và đổ sợi bông ra; sau khi chơi xong phải che đậy bàn phím và đàn cẩn thận. Cho dù bạn giữ kỹ thế nào đi nữa thì sau một thời gian sử dụng, bàn phím piano của bạn cũng bị dơ bẩn chút chút cho mà coi. Vậy thật là hữu ích nếu chúng ta biết cách lau chùi bàn phím cho dù nó là bàn phím bằng ngà voi hay bằng nhựa (plastic). Nếu bàn phím không bị quá bẩn, chúng ta có thể tự lau chùi lấy và chẳng cần nhờ đến một người lau chùi piano chuyên nghiệp mà vẫn đảm bảo bàn phím đàn sạch bóng và đảm bảo chất lượng âm thanh. Dưới đây là cách đơn giản để vệ sinh bàn phím tốt nhất

Mẹo lau chùi bàn phím bằng ngà:

Chúng ta có thể thường xuyên giữ cho bàn phím sạch bóng bằng cách lau nhẹ bằng vải mềm không bị đổ bông vải. Tránh sử dụng nước lau chùi có chất tẩy rửa hay nước xịt để lau chùi vì nó sẽ làm hư bàn phím. Nếu bàn phím vẫn có vẻ còn bẩn thì dùng vải ẩm không đổ bông và 1 ít kem đánh răng màu trắng có độ tẩy trắng thấp lau nhẹ lên bàn phím. Sau đó dùng 1 khăn ẩm và sạch khác lau lại một lần nữa.

Trong quá trình lau, tránh để bàn phím tiếp xúc với nước, tránh lau chà mạnh hay dùng bất cứ hóa chất nào. Nếu thật cần thiết mới sử dụng đến xà bông có độ tẩy rửa thấp để lau chùi bàn phím. Bên cạnh việc vệ sinh bàn phím, chúng ta có thể sử dụng lơ (sáp) chuyên dùng cho đồ gỗ để đánh bóng phần gỗ của đàn piano; nhưng tuyệt đối không để sáp rơi, tiếp xúc vào bàn phím; và cũng không được sử dụng nước xịt phòng hay xịt khử mùi gần bàn phím.

Mẹo lau chùi bàn phím bằng nhựa:

Nếu đàn piano của bạn có bàn phím bằng nhựa, bạn cũng phải tránh sử dụng hóa chất. Tránh để đàn piano phô bày tiếp xúc với môi trường ngoài trong thời gian dài mà không được che đậy vì những phân tử bụi có trong không khí trong nhà bạn sẽ làm cho bàn phím mất đi độ bóng. Cũng giống như bàn phím bằng ngà, thì bàn phím bằng nhựa cũng cần tránh tiếp xúc với sáp đánh bóng gỗ.

Để vệ sinh bàn phím nhựa, nên lau bụi thường xuyên. Nếu bàn phím có vẻ bị ố bẩn thì dùng 1 ít dấm nuôi pha loãng với nước và lau nhẹ bằng vải mềm không bị đổ bông; sau đó lau nhẹ lại 1 lần nữa bằng 1 tấm vải mềm sạch và khô khác.

Cho dù đàn piano của bạn có bàn phím bằng ngà hay nhựa thì bảo trì vệ sinh đều đặn đàn là 1 việc làm không khó đúng không các bạn. Nếu bạn luôn có bên cạnh cái đàn yêu quý của mình 1 cái khăn mềm sạch và không bị đổ bông và cố gắng lau sạch bàn phím sau mỗi lần sử dụng thì bạn sẽ không gặp khó khăn mấy trong quá trình vệ sinh đàn piano.

Chúc các bạn đàn hay và biết nâng niu phím đàn.

** Bài viết liên quan:

- Cách vệ sinh đàn piano đơn giản nhất
- Hướng dẫn cách bảo quản đàn piano
- Cách chọn đàn piano tốt nhất

Tags: học đàn piano, hoc piano, hoc dan piano

Thứ Hai, 1 tháng 6, 2015

Hướng dẫn bạn cách bảo quản mặt ngoài đàn piano tốt nhất


Hướng dẫn bạn cách bảo quản mặt ngoài đàn piano tốt nhất

Đàn piano được phủ một lớp sơn rất bóng và sang trọng, nhưng nó cũng hạn chế khi tiếp xúc với một số chất lỏng hay vật thể cứng. Bạn đã biết cách bản quản mặt ngoài của đàn piano tốt nhất chưa? Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn một cách chi tiết

Ảnh minh họa: học piano - cách bảo quản mặt ngoài đàn piano tốt nhất

Chính vì vậy, khi vệ sinh đàn piano cần lưu ý các điều sau:

+ Tránh dùng khăn ướt để lau vì nước sẽ thấm qua các chân vít vào gỗ sẽ phồng lên , màu sơn phủ trên đàn piano sẽ nhanh ngã màu.

+ Không nên để bình hoa có nước lên mặt đàn vì khi vô tình làm đổ, nước sẽ chảy vào phần máy của đàn sẻ gây ra hư hỏng nặng.

+ Không nên để đàn piano gần lò sưởi vì nước sơn của đàn sẽ bị nóng và chảy ra ( Nếu có thể duy trì nhiệt độ từ 17 ~ 23 0 C là tốt nhất).

-       Thường xuyên làm vệ sinh, lau bụi bẩn vì bụi bẩn lâu ngày không những làm mất vẻ đẹp của piano mà còn bám vào phía trong máy móc làm lờ búa, gây ra tạp âm. Trước khi vệ sinh đàn nên thổi sạch bụi và dùng nước lau đàn xịt nhẹ lên bề mặt và dùng vải cotton mềm lau thật nhanh tay.

-       Nên dùng khăn phủ trải lên mặt đàn khi để đồ vật tránh việc trầy xước đàn không mong muốn (không phủ kín ).

-       Vào những hôm trời nồm nên mở nắp trên và dưới đàn ra, rồi dùng quạt gió thổi mạnh cho hơi ẩm bay ra khỏi phần trong của đàn.

Cách bảo quản bộ máy bên trong đàn piano

Độ ẩm: Đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động của đàn vì đa số các bộ phận được chế tạo từ các vật liệu gỗ khá nhạy cảm với độ ẩm. Vì vậy nếu độ ẩm trong không khí tăng trên mức độ ẩm cho phép là (50% ~ 70%) sẽ dẫn đến tình trạng (kẹt phím, rỉ sét dây . . . )

Để hạn chế tình trạng này, nhất là trong môi trường khí ẩm của Việt Nam, bạn nên sử dụng túi hút ẩm, ống sấy một tuần từ 3 ~ 4 ngày/tuần và thường xuyên quan tâm đến thời gian cắm ống sưởi trong mùa mưa ẩm. Tuy nhiên cũng không nên lạm dụng ống sưởi quá nhiều các bộ phận ở phần cơ sẽ bị cong vênh, các đệm của chốt giữ dây sẽ co ngót xuất hiện hiện tượng chùng dây đàn và tình trạng sưởi nhiều cũng sẽ gây ra hiện tượng nứt thùng âm cộng hưởng, dẫn đến tạp âm, tiếng đàn piano  sẽ đanh và chua.

Nhiệt độ: cũng giống như độ ẩm, nhiệt độ có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của những bộ phận bên trong đàn. Với sự thay đổi đột ngột sẽ làm ngưng tụ hơi ẩm trên dây đàn và các phần khác dẫn đến rỉ sét, đứt dây, kẹt búa, âm thanh đơ, có tạp âm ….

* Để hạn chế tình trạng này, bạn nên cố gắng duy trì sự ổn định của nhiệt độ trong phòng đặt đàn piano là tốt nhất và góp phần tăng tuổi thọ cho đàn piano.

** Bài viết liên quan:

- Hướng dẫn cách bảo quản đàn piano
- Cách lựa chọn đàn Piano tốt nhất
- Những phương pháp học piano hiệu quả nhất bạn cần biết

Tags: học đàn piano, hoc piano, hoc dan piano

TRUNG TÂM MAGIC MUSIC

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by magicmusicschool.com.vn | Sửa bếp gas | Sửa bếp từ | Sửa lò vi sóng | Sửa lò nướng | Sửa máy rửa bát | Sửa máy hút mùi