Vì sao rất nhiều gia đình cho con đi học piano, đã nhanh chóng đi tới phá sản?
Đã có một vài cuộc phỏng vấn nghiêm túc với nhiều thầy giáo dạy toán giỏi và tâm huyết về niềm yêu thích học toán học của họ khi còn nhỏ, câu trả lời khá tương đồng: “Không có mấy đứa trẻ ngay từ bé đã thích học toán như nhiều người nhầm tưởng đâu! Hay nói cách khác, toán học không thể hấp dẫn đối với trẻ nhỏ, vì nó khô khan, kỷ luật và chặt chẽ! Với nhiều nghệ sĩ pianist thành danh về quãng đời ấu thơ và việc học piano của họ thời kỳ đó. Câu trả lời cũng tương tự: Rất nhiều khi chán nản và không thích thú gì, nhưng nhờ có bố/mẹ hỗ trợ nên vượt qua giai đoạn đó, có những lúc tưởng là bỏ dở vì thấy ngại học…
- Toán học và âm nhạc bác học đều yêu cầu một dạng phẩm chất trong tư duy, đó là: tính tập trung cao độ; tính thực tế khách quan, không áp đặt chủ quan! Việc luyện tập đòi hỏi một sự kỷ luật tuyệt đối- những đòi hỏi khắt khe này, đương nhiên không thỏa mãn bản tính trẻ nhỏ đó là: thích hoạt động tự do, sáng tạo, đại khái, không chịu được kỷ luật, gò bó ….
- Những hiểu biết này, sẽ khiến bạn hiểu rằng, để dự án học piano của con không rơi vào tình trạng phá sản sau một thời gian vài ba năm, bạn – trong vai trò người trợ thủ và đồng hành, phải nhìn nhận những đặc điểm kỷ luật khắt khe của môn học để có cách lựa chiều, vừa đưa con vào kỷ luật mềm, vừa không “già néo đứt dây”. Mềm mại nhưng kiên định cùng con bước qua giai đoạn những năm của giáo trình sơ cấp với một phương châm: "Mọi rào cản về tâm lý phải được soi xét và giải quyết ngay khi vừa xuất hiện, để không trở thành lối mòn, tật xấu khó chỉnh, tích tụ nhiều sẽ gây trở ngại lớn!
- Tiết luyện đàn của con tại nhà luôn được mẹ tắt các thiết bị, tạo môi trường tĩnh lặng để con dễ tập trung. Những tiết học kiểm tra định kỳ của con với cô giáo đều được thiết kế như một buổi biểu diễn nhỏ. Khi có dấu hiệu tâm lý mệt mỏi trùng với tiết học piano (đôi khi, do những rắc rối khác) thì tiết học cũng nhanh chóng được bạn đề xuất biến thành một tiết thư giãn vui vẻ như con đang chơi với cây đàn chứ không phải trả bài, luyện ngón như nó thường diễn ra...
Học Piano trẻ em cần có tính tập trung cao độ; tính thực tế khách quan, không áp đặt chủ quan
- Thời gian đầu, bạn nên chia nhỏ thời gian cần luyện đàn của con ra thành nhiều lần trong ngày, mỗi lần 15 phút… không kéo dài, nhưng đảm bảo tổng lượng thời gian con tự luyện đàn ở nhà không ít hơn 60 phút/ngày. Việc này, giúp trẻ không nhàm chán. Việc dừng thời gian trong từng tiết luyện đàn khi trẻ vừa đủ hứng thú, khiến cho chúng không ngại sợ khi vào ngồi học lần sau… Cứ thế tăng dần thời gian tiết học một cách êm ái, không gây sốc với trẻ!
- Trong thỏa thuận với cô giáo/thầy giáo, dứt khoát bạn chủ động đề xuất có những tiết học… chỉ để thầy cô nói chuyện âm nhạc, chuyện các nghệ sĩ học đàn, luyện tập như thế nào? Kể cả những giai thoại vui về các nhà soạn nhạc lừng danh, chuyện thuở bé thầy/cô cũng học gian khó ra sao, đôi khi đơn giản chỉ là thời gian thầy trò tán gẫu ngoại đề thoải mái…. Sự đan xen luyện tập và những bài nói chuyện của thầy cô mang tính thư giãn, giải trí nhưng bồi bổ nhiều kiến thức âm nhạc, tăng thêm cho trẻ sự gắn bó/kết nối với môn học và tăng cường sự thân thiện, hòa đồng, cảm thông sâu sắc giữa thầy/cô và đứa trẻ… khiến cho không khí giờ học thêm hứng thú và đa dạng, thuận thành và êm ái với trẻ.
- Thực hành bền bỉ PHƯƠNG CHÂM KỶ LUẬT MỀM này, khiến phẩm chất nghệ thuật của đứa trẻ chuyển biến tự nhiên, thân thiện và buông lỏng tâm thế…. Nên thực chất, hiệu quả rất mỹ mãn, không khiên cưỡng và gượng ép bao giờ!
**** Bài viết liên quan:
- Bạn đã có hiểu biết gì về bộ môn này và hiểu gì về giáo viên dạy đàn piano
- Bố mẹ có kỳ vọng cho con học chuyên nghiệp không?
- Vì sao trong giới nghệ thuật hay đề cao yếu tố “con nhà nòi”?
Tag: học piano, học đàn piano, học đàn piano cho người mới bắt đầu,
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét